10/07/2025 11:47 GMT+7

Nhiều nước muốn 'rời xa' đất hiếm của Trung Quốc

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu đất hiếm - nhóm khoáng sản có vai trò sống còn trong công nghệ cao và quốc phòng. Mỹ và phương Tây đang đẩy mạnh chiến lược giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh nhưng quá trình này tốn kém và đầy thách thức.

đất hiếm - Ảnh 1.

Quặng đất hiếm được nghiền nhỏ trước khi chuyển vào nhà máy xử lý - Ảnh: Reuters

Khi Trung Quốc nắm trong tay 90% quy trình chế biến và 69% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu, việc thoát khỏi sự phụ thuộc này không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là thách thức địa chính trị.

Các nước phương Tây đang bắt đầu cuộc chạy đua tìm kiếm nguồn cung thay thế nhưng con đường phía trước khá dài và nhiều gập ghềnh.

Cuộc đua tìm nguồn cung mới

Từ Brazil đến Greenland, từ Kazakhstan đến Malaysia, các công ty Mỹ, châu Âu và Úc đồng loạt công bố kế hoạch đầu tư nhằm phát triển chuỗi cung ứng đất hiếm độc lập với Trung Quốc.

Công ty REalloys của Mỹ đã chi hơn 50 triệu USD xây dựng dây chuyền sản xuất nam châm hiệu suất cao với nguyên liệu từ Brazil và xử lý tại Canada.

Chính phủ Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ tài chính, điển hình là khoản vay 120 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ cho dự án đất hiếm tại Greenland.

Tương tự, Ấn Độ tuyên bố đầu tư hàng trăm triệu USD để tăng sản lượng đất hiếm trong nước.

Úc được kỳ vọng trở thành nguồn cung đất hiếm nhẹ lớn thứ hai thế giới, chiếm 15-20% nguồn cung toàn cầu về neodymium và praseodymium nếu không tính Trung Quốc.

Công ty Earth Rarest thừa nhận Úc khó có thể thay thế hoàn toàn vai trò của Bắc Kinh trong tất cả 17 nguyên tố đất hiếm.

Bên cạnh khai thác mới, quy trình tái chế cũng được đẩy mạnh. Lầu Năm Góc tài trợ 4,2 triệu USD cho Công ty Rare Earth Salts để thu hồi đất hiếm từ các sản phẩm cũ như bóng đèn huỳnh quang. Toyota và các hãng Nhật đầu tư vào công nghệ giảm sử dụng đất hiếm trong xe điện.

Tuy nhiên những nỗ lực này khó có thể lay chuyển vị thế thống trị của Trung Quốc. Bắc Kinh kiểm soát gần như tuyệt đối nhóm đất hiếm nặng dùng trong xe điện, vũ khí và tuốc bin gió với thị phần 98-99%.

Thách thức "thoát Trung"

Các chuyên gia nhận định quá trình chuyển dịch sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm ra khỏi Trung Quốc sẽ kéo dài

10-20 năm và tiêu tốn hàng nghìn tỉ USD. Nhiều quốc gia vẫn chưa xây dựng được chiến lược đầu tư bài bản từ cấp nhà nước - điều Trung Quốc đã thực hiện suốt hàng thập niên.

"Ai sẽ là người có đủ hiểu biết để xử lý đất hiếm? Ai hiểu rõ các công đoạn tinh chế và kiểm soát độ tinh khiết? Rất ít quốc gia có nguồn lực con người cho việc này", chuyên gia Cameron Johnson ở Thượng Hải nhận định.

Trong lĩnh vực xe điện - mũi nhọn của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh ở phương Tây, sự phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc vẫn khó tránh.

Một chiếc xe điện tiêu chuẩn cần khoảng 550g đất hiếm cho nam châm, cao gấp gần 4 lần so với xe xăng. Với xe hybrid dùng pin nickel-metal hydride, con số này có thể lên đến 4,45kg.

Đáng lưu ý, hơn 70% vật liệu chế tạo pin EV hiện nay phải đi qua Trung Quốc ở công đoạn nào đó - từ khai thác đến tinh luyện.

"Trung Quốc đã làm rất tốt trong việc xây dựng chuỗi cung ứng kim loại chiến lược. Một khi kiểm soát được chuỗi cung ứng này, rất khó để người mới chen chân", CEO David Argyle của REalloys nhận định.

Bắc Kinh hiện kiểm soát gần như toàn bộ khâu tinh chế - công đoạn phức tạp, tốn kém và gây ô nhiễm nhất trong chuỗi giá trị. Hầu hết các nước phương Tây chưa sẵn sàng đảm nhận công đoạn này.

Tham vọng "thoát Trung" khó thành hiện thực trong ngắn hạn. Việc xây dựng hệ sinh thái đất hiếm thay thế đòi hỏi đầu tư dài hạn, đồng bộ ở mọi khâu - từ khai thác, tinh luyện đến phát triển vật liệu và công nghệ. Đó không chỉ là bài toán tài chính mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và đối tác quốc tế.

Từ giờ cho đến lúc đó, Trung Quốc vẫn nắm "lá bài chủ chốt" trong bàn cờ khoáng sản toàn cầu - không chỉ vì thị phần mà còn nhờ hệ sinh thái tích hợp, lực lượng lao động lành nghề và sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ nhà nước. Với lợi thế đó, vị thế thống trị của Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng đất hiếm được cho là sẽ còn kéo dài nhiều thập niên tới.

Đất hiếm có thực sự hiếm?

Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học và nhiều trong số chúng thực ra không quá hiếm trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng thường phân bố rải rác, ở nồng độ thấp và trộn lẫn với khoáng chất khác, khiến quá trình khai thác và tinh chế trở nên phức tạp và tốn kém. Thêm vào đó, việc xử lý còn tạo ra chất thải độc hại và phóng xạ, gây lo ngại về môi trường. Vì vậy thách thức không nằm ở độ "hiếm" mà ở cách khai thác chúng hiệu quả và bền vững.

Đất hiếm: Cách Trung Quốc kiểm soát lá bài tẩy

TTCT - Xuất khẩu đất hiếm đang là lá bài quan trọng nhất của Trung Quốc trong cuộc thương lượng về thuế quan với Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Ông Trump chỉ trích ông Putin, gọi động thái hòa bình của Nga là "vô nghĩa" và tuyên bố nối lại viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

Tổng thống Brazil Lula tuyên bố sẽ áp "luật đối ứng kinh tế" của Brazil sau khi Mỹ công bố mức thuế quan 50% với nước này.

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

Mỹ: Cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Người đàn ông 77 tuổi tử vong khi băng qua cao tốc I-95 ở Florida để cứu một con rùa, gây tai nạn liên hoàn.

Mỹ: Cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar