20/09/2021 20:01 GMT+7

Ông bà lặn lội lên đồi dò sóng 4G dựng chòi cho cháu học online

ĐÌNH CƯƠNG
ĐÌNH CƯƠNG

TTO - Một clip ghi lại cảnh ông bà nội một em học sinh ở Đắk Nông dựng chòi trên đồi để bắt được sóng 4G cho cháu học online khiến nhiều người xúc động.

Hai ông bà nội dựng chòi trên đỉnh đồi cho em Triệu Văn Tài (lớp 5C, Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) học online - Video: TRIỆU VĂN TÀI

Clip ghi lại cảnh trên được các thầy giáo Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 5C, cho biết clip do chính em Triệu Văn Tài (lớp 5C, dân tộc Dao) ghi lại trong lúc ông bà nội dựng chòi cho em học.

Ngày 15-9, ngay sau khi nhận được tin cháu phải học online, ông Triệu Sinh Hương (ông nội của Tài) cùng vợ dùng điện thoại đi dò khắp các quả đồi xung quanh để "tìm sóng". Điểm cuối cùng mà ông Hương tìm được là một quả đồi cách nhà 400m.

Do quả đồi thuộc phần đất của hàng xóm nên hai ông bà lại phải cất công sang xin được dựng một chiếc chòi nhỏ và được hàng xóm đồng ý. 

Hai ông bà cùng dì của Tài cặm cụi vừa đào đất vừa lợp mái. Sau 2 ngày, chiếc chòi được dựng lên từ gỗ tạp và một số tấm bạt nhỏ cũng hoàn thành.

Ông Hương cho biết sau khi dựng xong chiếc chòi, Tài đã rất vui vì không phải đi học nhờ ở nhà bạn. Nhà của ông Hương cách điểm trường gần nhất tới 9km, bốn phía xung quanh cũng không có mấy nhà dân sinh sống. Đến tận bây giờ cả gia đình vẫn phải dùng điện ăcquy vì vùng này chưa có điện lưới quốc gia.

Ông bà lặn lội lên đồi dò sóng 4G dựng chòi cho cháu học online - Ảnh 2.

Chiếc chòi được ông bà của Tài dựng trên một quả đồi cách nhà 400m - Ảnh: TRIỆU SINH HƯƠNG

Tài sống với ông bà từ nhỏ. Vừa qua, khi biết cháu không thể đến trường, ông nội Tài đã quyết định mua một chiếc điện thoại cho em học online.

Tiền mua điện thoại được trường hỗ trợ các em học sinh nhà xa. Từ khi nhận được tiền, hai ông bà dù phải nhịn ăn, nhịn mặc nhưng cũng không dám tiêu vào tiền của cháu, để dành cho việc học. Chiếc điện thoại ông Hương mua hết 2,1 triệu đồng, vừa đủ các chức năng cho cháu học.

Ông Hương cho biết gia đình trồng được 5 sào điều. Năm vừa rồi mất mùa, cả năm mấy ông cháu chỉ thu được 3 triệu đồng. Hằng ngày ông Hương cùng vợ phải đi nhặt hạt điều thuê trên các rẫy của người dân để kiếm tiền.

Trước mắt, điều phải lo với ông Hương là mỗi tháng phải tiết kiệm cố đóng 120.000 đồng tiền mạng cho cháu không bỏ dở việc học. 

"Đời ông bà, bố mẹ của cháu không được học, không biết chữ nên làm không được việc gì. Giờ đến cháu phải cố, dù có vay mượn cũng phải cho cháu học để sau này cháu làm việc tốt, có tiền, tự lo cho bản thân", ông Hương tâm sự.

Ông bà lặn lội lên đồi dò sóng 4G dựng chòi cho cháu học online - Ảnh 3.

Ông bà nội của Triệu Văn Tài trong căn chòi vừa dựng trên đỉnh đồi - Ảnh: V.T.

"Các em làm quen công nghệ rất nhanh"

Thầy Nguyễn Văn Thủy, giáo viên chủ nhiệm của em Tài, cho biết ở bon Điềng Đu - điểm trường xa nhất xã - có không ít hoàn cảnh như em Tài. Hiện nay có 32/33 học sinh của lớp học online.

Phần lớn các em trong lớp của thầy Thủy phải học chung máy tính hoặc điện thoại của nhau. 3 - 4 em ở gần nhà nhau cùng học chung một máy tính. Hầu hết các em phải học bằng sóng 4G.

Cũng vì hạn chế này, nên mỗi ngày thầy Thủy chỉ dạy được 2 tiếng từ 8h - 10h sáng. "Do các em học bằng 4G, dung lượng hạn chế nên muốn cố dạy quá 2 tiếng cũng không được. Số giờ học giảm thì buộc phải tăng tiết. Lẽ ra một tuần chỉ dạy 3 buổi thì chúng tôi phải dạy 4 buổi, dạy thêm cả thứ bảy để các em không bị dở dang việc học", thầy Thủy chia sẻ.

Theo thầy Thủy, dù trường có phổ biến bằng hình thức giao phiếu cho các em không có điều kiện học online nhưng thực tế rất khó thực hiện. Do các em học sinh phần lớn là dân tộc thiểu số nên phải có giáo viên hướng dẫn. Những ngày qua thầy Thủy đã tổ chức dạy được 3 buổi thử nghiệm.

"May mắn các em nhỏ nhưng làm quen với công nghệ rất nhanh. Hiện tôi đã hướng dẫn được các em học qua phần mềm. Chỉ mong sóng ổn định để thầy trò cố học vượt qua giai đoạn khó khăn này", thầy Thủy nói.

Xúc động 2 cha con vét sạch túi xuống núi mua điện thoại học online

TTO - Người cha mang xấp tiền lẻ đến tiệm điện thoại hỏi mua máy về cho con học online. Chủ tiệm thương tình bán lỗ vốn cho 2 cha con, đổi lại là niềm hạnh phúc của cả người bán lẫn người mua.

ĐÌNH CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar