11/02/2025 05:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng

Nếu có dịp ghé thăm vùng Tây Bắc TP Đà Nẵng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang), bạn sẽ nghe câu ca truyền đời: 'Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng'. Đây là hai đặc sản nổi tiếng gắn liền với ẩm thực Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày xuân về Hoà Sơn nghe kể chuyện ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng - Ảnh 1.

Món canh lừng danh ốc bươu Bàu Nghè nấu với chuối chát

Nếu như chè xanh Phú Thượng được người dân nơi đây yêu thích nhờ hương vị thanh mát, giải khát, thì ốc bươu Bàu Nghè lại chinh phục thực khách bởi độ dai giòn, béo ngậy và hương vị đặc trưng khó quên. 

Vùng đất sản sinh những đặc sản quê hương

Các bậc cao niên sinh sống ở xã Hòa Sơn kể lại rằng Bàu Nghè nguyên là một bàu nước lớn, sâu và rộng trên 70ha, vốn là đầm lầy hoang vu đầy cỏ năng, cỏ đế… 

Năm 1962, một người trong làng là ông Hương Thưởng đã mang sen về trồng thí điểm. Ban đầu chỉ là một đám nhỏ, sau đó lan rộng khắp bàu. 

Để cải tạo khu vực này, ông cho đắp một con đường ngăn đôi, chia thành Bàu Trước và Bàu Sau, đồng thời bơm nước từ bàu này sang bàu kia để phục vụ sản xuất lúa.

Ngày xuân về Hoà Sơn nghe kể chuyện ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng - Ảnh 2.

Cánh đồng sen Bàu Nghè

Đến năm 1974, cả vùng Bàu Nghè vẫn còn hoang hóa, chỉ chủ yếu trồng sen - một loại sen địa phương gọi là sen sượng, chỉ lấy hoa chứ không lấy hạt. 

Khi hòa bình lập lại, người dân mới khai thác Bàu Nghè để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những loại cá mới du nhập theo các chương trình khuyến ngư, Bàu Nghè còn sản sinh những loài thủy sản truyền thống như rô, giếc, trê, tràu, ốc bươu, sìa, ếch…

Ngày xuân về Hoà Sơn nghe kể chuyện ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng - Ảnh 3.

Ốc bươu Bàu Nghè - món ăn dân dã nhưng đầy tinh tế

Từ con ốc bươu, các bà mẹ quê vùng Bàu Nghè đã khéo léo chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Mỗi món đều có hương vị đặc trưng riêng, ăn một lần là nhớ mãi như canh ốc bươu, ốc xào sả ớt, ốc um chuối chát, khế.

Mỗi món ăn lại có những cách nêm nếm gia vị riêng, kết hợp với các nguyên liệu như nghệ, rau thơm, ớt hiểm, tạo nên sự hòa quyện đậm đà.

Một trong những món đặc sắc nhất là ốc bươu um sả ớt - món ăn khoái khẩu của nhiều đấng mày râu. 

Ốc bươu bắt về được ngâm qua nước vo gạo một đêm để loại bỏ bùn đất, sau đó chà sạch, chặt đít, luộc sơ rồi trộn với các gia vị như ớt, sả, tiêu, dầu phộng… và um nhẹ cho thấm. 

Ngày xuân về Hoà Sơn nghe kể chuyện ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng - Ảnh 4.

Đĩa ốc bươu Bàu Nghè um thơm ngon với nhiều màu sắc

Bí quyết để có món ốc ngon là không um quá lâu để tránh thịt ốc co rút sâu vào vỏ, nhưng cũng không um quá nhanh khiến gia vị chưa kịp thấm.

Ốc bươu sau khi um có màu sắc bắt mắt với sắc vàng xám của vỏ, màu đỏ của ớt, màu nâu của sả, điểm xuyết thêm lá chanh xanh mướt. 

Đặc biệt, nước chấm đi kèm không phải là nước mắm chanh tỏi ớt thông thường, mà là hỗn hợp tương hột giã nhuyễn, dầu phộng phi thơm với tỏi, đậu phộng rang giã dập, hòa cùng đường cát và mì chính, tạo nên hương vị đậm đà khó quên.

Canh ốc bươu nấu chuối chát 

Ngoài món um sả ớt, ốc bươu còn được chế biến thành món canh nấu chuối chát, mang đậm hương vị quê hương. Ốc bươu sau khi ngâm kỹ được đập lấy phần đầu, rửa sạch, sau đó ướp với mẻ chua, nước nghệ, nước mắm, tiêu bột, mì chính, ớt xiêm giã dập… 

Bạc hà tước vỏ, thái lát, bóp muối, chuối chát gọt vỏ, thái mỏng, ngâm nước để loại bỏ nhựa. 

Khi nấu, phi thơm dầu phộng với củ nén, cho thịt ốc vào xào săn rồi thêm nước dùng, đun sôi. Khi hỗn hợp chín mềm, cho chuối chát, bạc hà, khế đã xắt vào, đợi sôi lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

Thịt ốc giòn dai hòa quyện với vị chua nhẹ của khế, vị chát bùi của chuối chát, hương thơm của lá tía tô, hành lá, tiêu và ớt xiêm cay nồng tạo nên món canh đậm đà, khó cưỡng, nhất là khi Tết đến xuân về. 

Chính vì thế, đến nay câu ca về ốc bươu Bàu Nghè vẫn còn vang vọng: "Mời anh ăn ốc Bàu Nghè / Ăn xong uống tách nước chè quê em…".

Ra Hà Nội mùa này ăn bún ốc cổ Bùi Thị Xuân, ghé gánh bún ốc nguội cô Báu

Vừa đáp máy bay, em gái Sài Gòn liền thúc giục cô chị Hà Nội dẫn đi tìm mấy hàng bún ốc nguội ở thủ đô vì rất tò mò về mùi vị của một món ăn đã đạt đến cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội, như lời của nhà văn Vũ Bằng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar