03/10/2019 09:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ô nhiễm không khí: Hãy hành động, đừng ngồi im nữa!

NGUYỄN ĐỨC TUYÊN
NGUYỄN ĐỨC TUYÊN

TTO - Không nhìn thấy được hạt bụi mịn, ô nhiễm không khí với mắt thường nhưng tác hại của chúng thì luôn hiển hiện trước mắt. Việc ô nhiễm hôm nay đã được báo trước từ lâu, nhưng nay nguy hại đã ập đến.

Ô nhiễm không khí: Hãy hành động, đừng ngồi im nữa! - Ảnh 1.

Thời gian gần đây, người dân lo lắng trước thông tin ô nhiễm không khí - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tháng 1-2019, tại Bangkok, tình trạng ô nhiễm không khí ở mức cảnh báo nguy hại. Lúc ấy, ngay lập tức chính quyền thủ đô Thái Lan đã cho đóng cửa 437 trường học với cảnh báo "trẻ em có thể bị tổn hại".

Tại Hàn Quốc, khi xảy ra ô nhiễm không khí, báo động bụi mịn, chính quyền các thành phố có ngay thông tin cảnh báo đến người dân qua tin nhắn điện thoại với khuyến cáo hạn chế ra ngoài và yêu cầu không sử dụng phương tiện cá nhân khi ra đường.

Các cơ quan chức năng Hàn Quốc cũng yêu cầu ngay các "thủ phạm" gây ra bụi mịn như cấm các xe công lưu hành, hạn chế xe vào trung tâm thành phố, yêu cầu các cơ sở sản xuất có gây ra nguồn khói, bụi mịn phải giảm ngay công suất hoạt động...

Nhìn chung các nước luôn xem vấn đề ô nhiễm không khí, bụi mịn là tình huống khẩn cấp để có ứng phó thích hợp, kịp thời.

Còn chúng ta?

Vài tuần gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP.HCM ở mức báo động, gây lo lắng cho hàng triệu người dân. Thế nhưng các cơ quan chức năng, những chuyên gia còn tranh luận việc có hay không ô nhiễm không khí.

Và chỉ đến ngày 1-10, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) mới công bố ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM đến mức nguy hại cho sức khỏe người dân, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường.

Không thể không ra đường bởi hằng ngày người dân vẫn phải đi làm, học sinh vẫn phải tới trường... Để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, người dân chỉ biết vơ vội khẩu trang đeo lên hoặc dùng tay bịt miệng mũi mỗi khi đi qua khói bụi.

Bàn tay, khẩu trang đơn giản của người dân không thể che nổi những hạt bụi mịn PM2.5 đang dày đặc trong không khí. Thậm chí, có ở trong nhà thì người dân cũng phải hít thở nguồn không khí đang bị ô nhiễm ấy. Nguồn không khí ô nhiễm, bụi mịn cứ thế chui thẳng vào phổi người dân, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh.

Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đã "bắt được thủ phạm" gây ra nguồn bụi mịn. Đó là khí thải, khói từ xe cộ, cơ sở sản xuất công nghiệp, từ các nhà máy nhiệt điện, đám cháy, bếp than tổ ong; bụi từ các công trình xây dựng, bụi trên đường phố... Bụi mịn và siêu mịn phần lớn có nguồn gốc do chính chúng ta tạo ra.

"Bắt được thủ phạm" có thể gây hại, dẫn đến cái chết cho người dân, nhưng các cơ quan chức năng tại hai thành phố lớn lại không cảnh báo kịp thời cho người dân biết. Thậm chí ngay tại TP.HCM cũng chưa có được các trạm quan trắc tự động chất lượng không khí để có thông tin kịp thời, cảnh báo.

Cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng, chưa đưa ra giải pháp nào cụ thể trước mắt lẫn lâu dài để ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí khẩn cấp như hiện nay. Người dân vẫn phải tự xoay xở với cái khẩu trang trong mớ bòng bong thông tin và thực tế ô nhiễm nguy hại.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần đánh giá và xác lập phản ứng kịp thời với vấn đề ô nhiễm đã ập tới. Đó không phải là chuyện đâu xa mà đã cấp bách, nhãn tiền. Bắt đầu từ việc thông tin nhanh chóng cho dân, đẩy nhanh các biện pháp hạn chế xe cộ, mạnh tay hơn với việc xả thải và phá rừng...

Cơ quan chức năng lúc này không thể ngồi im được nữa mà phải hành động, thay vì chỉ khuyến cáo dân hạn chế ra đường.

TP.HCM, Hà Nội ô nhiễm nặng, cách nào ngăn bụi mịn?

TTO - Máy lọc không khí, khẩu trang chuyên dụng được quảng cáo có thể 'lọc bụi đến 99%', chặn được 'bụi siêu mịn', có nên chi tiền ra mua? Ngoài hai thứ này, có cách nào khác ngăn bụi mịn?

NGUYỄN ĐỨC TUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar