22/03/2025 11:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nước ngọt có gas không tốt cho sức khỏe nhưng sao nhiều người vẫn nghiện?

Nước ngọt có gas từ lâu đã trở thành một phần quen thuộc trong thói quen tiêu dùng của nhiều người.

Vì sao chúng ta yêu thích nước ngọt có gas? - Ảnh 1.

Giải mã sức hút khó cưỡng của nước ngọt có gas - Ảnh: HAVARD HEALTH

Nhưng điều gì khiến loại nước ngọt có gas hấp dẫn đến vậy?

Theo các nhà nghiên cứu, câu trả lời không chỉ nằm ở hương vị ngọt, mà còn đến từ cảm giác đặc biệt mà những bọt khí mang lại trong khoang miệng.

Cảm giác kích thích từ bọt khí

Theo số liệu từ Cục Y tế Na Uy, trong năm 2023 trung bình mỗi người Na Uy tiêu thụ 43 lít nước ngọt có đường và 72 lít nước ngọt không đường. Dù vị ngọt đóng vai trò quan trọng, nhưng nước ép trái cây - dù cũng có vị ngọt - lại không hấp dẫn bằng.

Lý do nằm ở những bọt khí tạo ra bởi carbon dioxide (CO2). Dưới áp suất cao, COhòa tan vào nước và tạo thành axit carbonic. Khi mở nắp, khí CO2 thoát ra, tạo nên hiệu ứng sủi bọt đặc trưng.

"Carbonation là một dạng cảm giác chạm trong miệng", nhà nghiên cứu Valérie Lengard Almli từ Viện Nofima (Na Uy) chia sẻ trên trang Science Norway. Chính các bọt khí này kích thích dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) - vốn có chức năng nhận biết đau, nóng, lạnh và thức ăn cay.

Giáo sư Tom Finger - chuyên gia nghiên cứu về vị giác và khứu giác tại Đại học Y Colorado (Mỹ) - cho biết cảm giác từ nước có gas có thể so sánh với việc đi tàu lượn siêu tốc.

"Một mặt các dây thần kinh báo hiệu rằng đây có thể là một tình huống nguy hiểm, nhưng bộ não nhận thức rằng nó an toàn", ông giải thích.

"Tuy nhiên không phải ai cũng thích cảm giác này. Một số người cảm thấy khó chịu với độ sủi bọt mạnh của soda. "Bạn đời của tôi thậm chí không thích uống champagne. Cô ấy nói rằng bọt khí không chỉ gây khó chịu mà còn có vị chua", ông chia sẻ thêm.

Caffeine khiến nước ngọt có gas thêm khó cưỡng?

Vì sao chúng ta yêu thích nước ngọt có gas? - Ảnh 2.

Một số loại nước ngọt có gas có sức hút thêm bởi caffeine - Ảnh: CNN

Bên cạnh vị ngọt và cảm giác sủi bọt, một số loại nước ngọt còn chứa caffeine, yếu tố có thể góp phần tạo ra sự "nghiện" ở người tiêu dùng.

"Theo tôi biết, không ai nghiện nước cam có gas. Điều đó cho thấy có yếu tố khác trong đồ uống này", Almli nhận định

Thực tế doanh số bán nước khoáng có gas, dù cũng có bọt khí, không thể sánh bằng nước ngọt có đường hay có caffeine.

Điều này cho thấy sự kết hợp giữa vị ngọt, bọt khí và chất kích thích nhẹ như caffeine có thể là công thức "gây nghiện" đặc biệt của các loại soda phổ biến.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Oxford Medical Case Reports đã ghi nhận một trường hợp đáng chú ý: Một người đàn ông 48 tuổi mắc béo phì có thói quen uống đến 7 lon nước ngọt mỗi ngày.

Để giúp ông từ bỏ thói quen này, các bác sĩ đã kê một loại thuốc có tác dụng loại bỏ cảm giác của bọt khí. Kết quả thật bất ngờ: người đàn ông gần như ngừng uống soda và giảm trung bình 1kg mỗi tuần.

Dù carbon dioxide không phải là chất gây nghiện, nhưng rõ ràng nó đóng vai trò quan trọng trong sức hút của nước ngọt có gas.

Có lẽ chính sự kích thích độc đáo mà bọt khí mang lại mới là điều khiến nhiều người không thể cưỡng lại mỗi khi mở một lon soda lạnh.

Chất gì trong nước ngọt có gas có thể gây sốc phản vệ?

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cấp cứu một bệnh nhi 10 tuổi bị sốc phản vệ mức độ nguy kịch sau khi uống nước ngọt có gas. Chất gì trong nước ngọt có gas có thể gây sốc phản vệ?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar