27/05/2011 07:30 GMT+7

Nước mắt của ma men

Thùy Dương
Thùy Dương

TT - Với Bùi Văn Tâm (sinh năm 1982, quê Bạc Liêu), khoảng thời gian thi hành mức án 4 năm tù là vết hằn lớn của cuộc đời. Nhưng vết thương dai dẳng nhất chính là nỗi đau, sự ám ảnh và cả dằn vặt bản thân vì gây ra cái chết của người bạn thân.

Phóng to
Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị tai nạn giao thông có nồng độ rượu trong máu cao ở khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: T.D.

Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 22-12-2010 của Tòa án nhân dân huyện Thuận An (Bình Dương) ghi rõ: Bùi Văn Tâm điều khiển môtô, phía sau chở Trần Hoàng Giang. Do trước đó có uống nhiều bia rượu nên khi xe lưu thông đến khu vực ấp Hòa Lân 2, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Tâm điều khiển xe lấn sang trái rồi ngã xuống đường gây tai nạn giao thông. Hậu quả: Trần Hoàng Giang tử vong tại hiện trường, còn Tâm bị thương nhẹ.

Trả giá cho một lần ham vui

“Bữa đó là ngày lễ, tụi tôi gom bốn đứa lại nhậu từ 8 giờ sáng tới 11 giờ trưa. Tôi uống rượu dở, yếu nhưng ham vui, ráng uống thêm ít bia. 13 giờ tụi tôi kéo nhau đi uống bia tiếp tới 15 giờ thì đi uống cà phê. Lúc về, tôi tránh cục đá bự, ngã té bất tỉnh chừng nửa tiếng. Khi mở mắt ra, tôi nhìn quanh thấy Giang nằm bất động, máu me bê bết. Đầu nó bị nặng nhất. Lúc leo lên xe, tôi kêu nó đội mũ bảo hiểm nhưng nó gạt phăng, nói không sao. Nó xỉn, ngồi lắc lắc làm tôi chạy cũng không vững. Tới chợ Thuận Giao thì xảy ra chuyện... Người ta nói bạn mày chết rồi, mua bó nhang đốt cho nó đi. Tôi chỉ nghĩ nó bất tỉnh thôi chứ không chết. Nhưng rờ vô thấy chân tay nó lõng thõng, mềm oặt. Tôi ôm bạn khóc, không tin nó chết thiệt. Máu trong miệng Giang ộc ra, nhiều lắm. Tôi vừa sợ nhưng vừa nghĩ chắc nó còn sống nên máu mới ộc ra” - Tâm kể.

Từ lao động chính thành gánh nặng

Bác sĩ Tôn Thất Quỳnh Ái, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết trung bình mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 30-120 ca tai nạn giao thông.

Theo một khảo sát trước đó của Bệnh viện Chợ Rẫy về tình hình tai nạn giao thông trong các ngày tết, có 32% bệnh nhân có rượu trong máu. Có 39,6% bệnh nhân có nồng độ rượu trong máu tự té cao hơn người không có nồng độ rượu trong máu và tỉ lệ tử vong ở những người có nồng độ rượu trong máu luôn cao hơn những người không có.

Qua thực tế làm việc nhiều năm tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Ái chứng kiến những ca tai nạn giao thông tập trung nhiều ở lứa tuổi 15-45. Đây là lứa tuổi còn trẻ, có sức lao động.

Thiệt hại của những ca tai nạn giao thông là rất lớn khi những người này trước đây là lao động chính trong nhà, là trụ cột kinh tế của gia đình nhưng sau đó trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Kiểm tra của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương cho kết quả nồng độ cồn trong máu của Bùi Văn Tâm là 113,6mg, vượt quá mức cho phép 50mg/100ml máu.

Dấu vết của vụ tai nạn sẽ đeo đẳng Tâm suốt cuộc đời bởi những cơn đau thấu óc mỗi khi trái gió trở trời. Nhưng đau đớn nhất, khó lành nhất là vết thương trong lòng. Tai nạn nghiệt ngã đó đã cướp đi người bạn thân nhất của Tâm.

“Sáng chiều nào tôi cũng chở nó đi, rước nó về. Đi đâu hai đứa cũng rủ rỉ với nhau. Giang hiền, đẹp trai, nói chuyện đàng hoàng. Mấy bữa trước, nó còn nói cuối năm về quê tôi hỏi vợ. Người yêu nó là người tôi giới thiệu. Hồi Giang chết, tôi không dám bảo người nhà báo tin cho người yêu nó...” - Tâm nói đến đây, mắt ngập nước, giọng nghẹn lại.

Người tù trẻ lau vội giọt nước mắt, nói tiếp: “Tôi nghĩ về gia đình tôi, gia đình nó. Không biết ba mẹ của Giang sao rồi. Bác gái bị bệnh, khóc suốt. Ba Giang 70 tuổi rồi. Khi xảy ra chuyện, cả nhà Giang không trách tôi tiếng nào càng làm tôi ray rứt, đau khổ. Nhiều đêm tui vái nó: mày phù hộ cho tao cải tạo tốt, sớm về với đời, để tao về quê đốt cho mày nén nhang...”.

“Khi người sừng sừng thì không ai cản được”

Trình độ học vấn: mù chữ. Nghề nghiệp: không. Cha mẹ: làm nông. Đó là những dòng thông tin ngắn gọn về Lý Văn Hiền (sinh năm 1985, quê Hàm Tân, Bình Thuận). Hằng ngày phải đi mót củi, trồng điều để kiếm cơm nhưng mỗi khi bạn bè gọi, Hiền sẵn sàng lao vào những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng.

9g sáng mồng 4 tết âm lịch năm 2009, Hiền nhậu cùng năm thanh niên khác. Sau khi “phê” đã rủ nhau chạy xe đi biển Cam Bình (thị xã La Gi, Bình Thuận) chơi. Trên đường về, khoảng 5g chiều, khi đi tới địa bàn xã Tân Hà, Hiền lái xe qua mặt xe tải phía trước cùng chiều. Say xỉn, không mũ bảo hiểm, Hiền vừa chạy xe vừa lạng lách, đánh võng với tốc độ rất nhanh nên không làm chủ được tay lái.

Chiếc xe lao qua làn đường bên trái tông thẳng vào một cụ già hơn 60 tuổi. Cú va chạm làm ông cụ té từ trên xe xuống đường rồi bị xe tải cán nát chân. Vì vết thương chảy quá nhiều máu nên sau khi nhập viện, nạn nhân chỉ nói được mấy câu rồi tắt thở. Vụ tai nạn còn làm một người bạn ngồi sau xe của Hiền bị gãy chân, bể hàm và bị kính hậu chọc thủng màng mắt. Bản thân Hiền phải giã cua đồng lọc lấy nước uống cả năm trời mới tan cục máu bầm trên đỉnh đầu.

“Hôm đó nhậu từ sáng đến tối, trong người không biết bao nhiêu là rượu. Ở Cam Bình uống hết 4 lít, về đến Tân Hà làm thêm vài lít nữa, đám bạn còn tính khi về đến ngã tư 46 (thị trấn Tân Nghĩa) làm thêm một “tăng” nữa dù trước khi lên đường cả bọn đã ngà ngà rồi. Đầu óc lúc đó quay cuồng choáng váng, đứa nào cũng xỉn như gà chết. Trong người đã sừng sừng không ai cản được, cứ thế leo lên xe phóng đi mà không biết mình đi đâu, làm gì. Đến khi người làm chứng tại hiện trường và cán bộ điều tra cho biết xe máy chở ba do tôi lái đã tông chết một cụ già thì mới ngớ người” - Hiền bảo.

Nhà nghèo, bố mẹ làm nông. Sáu anh em thì chỉ duy nhất cô em gái út học đến lớp 10 nhưng phải đi ở đợ cho nhà người ta mới có tiền đi học. Còn Hiền mới học lớp 1 đã quậy phá, đánh nhau nên gia đình cho nghỉ học giữa chừng. Giờ đến tên mình Hiền cũng không biết viết. Bây giờ mỗi đêm nằm lặng lẽ một mình trong nhà giam, Hiền lại rớt nước mắt khi nghĩ đến cha mẹ già hằng ngày vẫn phải khọm lưng cuốc đất, trồng điều, sống tạm bợ bằng củ khoai mì, trái bắp trên núi.

Hiền tâm sự: “Lần nào lên thăm tôi, má cũng khóc hoài. Thấy thế lại giận mình ham chơi, ra đời quậy phá, cha mẹ nói không nghe còn cãi lại. Tôi chưa giúp được gì cho cha mẹ mà còn khiến cha mẹ phải đau lòng”.

Thùy Dương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar