17/07/2017 09:54 GMT+7

'Núi' vi phạm, sao vẫn lọt?

NGUYỄN VĂN HẢI
NGUYỄN VĂN HẢI

TTO - Bộ Tài nguyên - môi trường vừa công bố kết luận thanh tra tại dự án Núi Pháo - dự án khai thác, chế biến khoáng sản được cho là lớn nhất Việt Nam, thuộc Công ty CP tài nguyên Masan (thành viên Tập đoàn Masan).

Cơ quan thanh tra đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tại dự án này. Từ việc chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, để 11 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng môi trường; hồ chứa chất thải không dùng vật liệu chống thấm mà chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên có sẵn; chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường vận hành giai đoạn 2 và giai đoạn 3...

Ngoài ra, phát hiện khoáng sản mới (quặng sắt) trong đất đá thải nhưng chủ đầu tư không báo cơ quan có thẩm quyền mà bán lại cho đơn vị khác dùng để san lấp mặt bằng.

Kết quả thanh tra cũng cho thấy những bức xúc, kiến nghị của người dân huyện Đại Từ, Thái Nguyên trước đó về môi trường liên quan tới dự án này là có cơ sở.

Như vậy đã rõ, một dự án khai thác, chế biến khoáng sản vốn liên quan mật thiết đến môi trường tự nhiên nhưng đã không giải quyết tốt các vấn đề môi trường trước và trong quá trình triển khai.

Luật bảo vệ môi trường quy định những dự án như trên phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để phân tích, dự báo các tác động của dự án đến môi trường, từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai.

Chỉ khi nào báo cáo ĐTM đáp ứng các tiêu chí đảm bảo an toàn về môi trường, được cơ quan quản lý về môi trường thẩm duyệt, nhà đầu tư mới được triển khai thực hiện dự án.

Bộ Tài nguyên - môi trường là cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án này (lần đầu năm 2005 và bổ sung năm 2008).

Việc thẩm định, phê duyệt này đã thực hiện như thế nào, có lường trước được những vấn đề về môi trường mà dự án này gây ra đối với người dân xung quanh vùng dự án hay không?

Đặc biệt, vì sao đã “đánh giá tác động môi trường” tới hai lần mà vẫn để xảy ra cả “núi” vi phạm như vậy?

Nhớ lại hồi tháng 3-2017, tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai), bà con nông dân tháo nước từ kênh thủy nông vào ao nuôi cá, cá chết nổi trắng ao. Cơ quan chức năng đã làm rõ cá chết là do nguồn nước ô nhiễm từ nước thải của một nhà máy.

Cùng thời gian trên, tại xã Bản Lầu (huyện Mường Khương, Lào Cai), hàng loạt nương dứa của bà con sắp đến lúc thu hoạch bỗng thối, ủng bất thường.

Tỉnh cho điều tra, phát hiện dứa thối vì ô nhiễm khí thải từ nhà máy luyện kim màu gần đó.

Dự án Núi Pháo có thể chưa gây ra hậu quả “mắt nhìn, tay sờ” thấy ngay như hai trường hợp trên.

Nhưng về lâu dài, nếu không giải quyết rốt ráo, những vấn đề môi trường hôm nay của dự án chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe người dân, với nguồn nước, chất lượng không khí... trong ngày mai.

Khi đó, số tiền phạt vài trăm triệu cũng không thấm tháp vào đâu. Thậm chí hàng tỉ đồng, hàng chục tỉ đồng bỏ ra khi đó cũng không cách gì bù đắp được.

NGUYỄN VĂN HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar