06/07/2018 08:00 GMT+7

Nữ sinh 'nhút nhát' có điểm cao ngành Luật Kinh tế

THU THẢO
THU THẢO

Bạn bè không ai nói ra nhưng không ít người muốn ngăn cản khi biết Trần Thị Kim Ngân đăng ký học ngành Luật Kinh tế.

Nữ sinh “nhút nhát” có điểm cao ngành Luật Kinh tế - Ảnh 1.

Góc học tập nhỏ tại Thư viện ĐH Duy Tân là nơi yêu thích của Trần Thị Kim Ngân sau giờ học trên giảng đường

Lý do đơn giản lắm chỉ là không ai tin nổi một cô bé nhút nhát đến không dám giao tiếp, không dám phát biểu xây dựng bài dù là một trong những học sinh giỏi luôn nằm trong top đầu của lớp lại đăng ký theo học một ngành mà sau này sẽ phải đứng trước nhiều người, phải tự tin tranh luận với bản lĩnh "cãi trắng án" cho thân chủ.

Thế nhưng, bạn bè ai cũng tin tưởng với việc đạt 25,3/30 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 và được nhận Học bổng Toàn phần toàn khóa học khi trở thành Thủ khoa Luật Kinh tế, với quyết tâm thay đổi bản thân và được hòa mình trong môi trường học tập năng động như Đại học (ĐH) Duy Tân, Kim Ngân sẽ làm nên điều kỳ diệu.

Luôn tìm kiếm cơ hội bồi đắp sự tự tin

Là chị cả của 2 em nhỏ trong một gia đình thuần nông, Kim Ngân luôn cố gắng học tập để làm gương cho các em và để bố mẹ không phải bận lòng. Năm học lớp 9, Kim Ngân đã tham gia Kỳ thi Học sinh Giỏi tỉnh môn Lịch sử và đoạt giải Ba đồng thời tham gia Cuộc thi viết về Môi trường do huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức và cũng "rinh" về giải Ba sau đó.

Lúc đó, Ngân nghĩ rằng chỉ cần học thật giỏi là đủ nên em bỏ qua mọi cơ hội được giao lưu bạn bè, khám phá cuộc sống. Những cuốn sách và một góc học tập nhỏ là tất cả niềm vui của em. 

Tuy nhiên, có lần theo các bạn đi chơi, Kim Ngân bất ngờ chứng kiến điều khác biệt từ nhiều bạn bè cùng lớp. Mọi người đều tự tin giao tiếp, thể hiện bản thân, thoải mái chia sẻ và bình luận về các vấn đề xã hội với sự hiểu biết đáng ngưỡng mộ khiến em chột dạ. 

Hóa ra lâu nay, em đã vô tình tự kìm kẹp mình, cố hữu trong vỏ ốc chỉ bởi bản tính nhút nhát và ngại giao tiếp. Kim Ngân chợt nhận ra mình lạc lõng ngay trong chính cuộc sống của mình và giải pháp duy nhất chính là phá bỏ vỏ ốc để tìm kiếm sự tự tin.

Ngân tâm sự, thời gian đầu khi học tại ĐH Duy Tân, em cảm thấy thực sự ‘choáng’ trước sự năng động của các bạn trong những buổi học và thảo luận. 

Trong lớp Luật Kinh tế của em hiện tại có rất nhiều bạn học rất tốt. Khi ‘ném’ mình vào môi trường học tập mới toanh, luôn đề cao khả năng tự học tại Khoa Luật của ĐH Duy Tân, em buộc mình phải sớm thích nghi để rèn luyện bản thân.

"Nếu bây giờ các bạn và thầy cô ở trường phổ thông gặp em, thì sẽ thấy một Kim Ngân rất khác. Dù một chút nhút nhát vẫn còn đâu đó trong em nhưng bản thân em cảm thấy mình đã mạnh mẽ lên rất nhiều. Đó là kết quả của 1 năm học tập hiệu quả, chịu khó tham gia các hoạt động mà trường, lớp tổ chức. Là nhờ các thầy cô ĐH Duy Tân luôn tận tình giúp đỡ, chia sẻ với cô học trò nhỏ khi đi học xa nhà. Em thực sự rất vui với cô sinh viên Kim Ngân hoàn toàn mới của hôm nay", Ngân nói.

Nữ sinh “nhút nhát” có điểm cao ngành Luật Kinh tế - Ảnh 2.

Sinh viên Trần Thị Kim Ngân (giữa) nhận máy tính do ĐH Duy Tân trao tặng cho những thí sinh điểm cao trong ngày khai giảng

Không chỉ đạt kết quả học tập loại Giỏi trong năm học đầu tiên, Kim Ngân còn rất năng động đi làm thêm để kiếm tiền trang trải các chi phí sinh hoạt. Chính việc hòa mình vào nhịp sống sôi động của một thành phố trẻ, Kim Ngân đã trưởng thành và tự tin hơn bao giờ hết.

Mong muốn trở thành Luật sư hết mình vì thân chủ

Có lẽ đó là những ký ức của trẻ nhỏ khi mỗi lần đứng trước việc bạn bè bị bắt nạt, ức hiếp, Kim Ngân đều muốn ra tay giúp đỡ đòi lại sự công bằng. Lớn hơn một chút, khi đọc các vụ án, xem các tình huống dựng lại về các vụ án trên truyền hình, Ngân lại nhen nhóm ước mơ được như các Luật sư, lên tiếng bảo vệ lẽ phải. 

Ước mơ là vậy nhưng vì quá nhút nhát và cũng rất lo lắng sợ bản tính của mình không hợp với một nghề như vậy nên nhiều lần Ngân đành… tạm gác lại.

Ngân cho hay khi tìm hiểu về môi trường học tập tại ĐH Duy Tân, nhất là khi đọc phần giới thiệu về các buổi học mô phỏng ‘Phiên tòa giả định’ thì em thực sự thích thú. Cách học này rất mới giúp sinh viên Luật Kinh tế có thể tiếp cận với vụ án, tham gia vào phiên tòa... để có thể tự tin khi đứng trước nhiều người, nhanh nhạy khi xử lý tình huống và rút ra những bài học kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này.

"Do đó, em đã thêm phần tự tin và quyết định chọn học ngành Luật Kinh tế tại ĐH Duy Tân. Em tin chắc rằng, khi đã trở thành Luật sư, em sẽ tư vấn thẳng thắn, trung thực và bảo vệ tối đa quyền lợi cho thân chủ của mình", Ngân chia sẻ.

Cùng với những trải nghiệm mới mẻ tại môi trường học tập rất khác biệt của ĐH Duy Tân, năng động trong công việc làm thêm để nâng cao khả năng giao tiếp và kinh nghiệm sống,... tình yêu với nghề Luật sư sẽ góp phần giúp Kim Ngân có thêm động lực để mạnh mẽ chinh phục ước mơ.

THU THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar