04/03/2021 09:42 GMT+7

NSND Trần Hạnh - ông già đau khổ, thiện lương của màn ảnh Việt - qua đời ở tuổi 93

THIÊN ĐIỂU - MI LY
THIÊN ĐIỂU - MI LY

TTO - Tin từ gia đình NSND Trần Hạnh cho biết, người nghệ sĩ 'chuyên trị' vai đau khổ của màn ảnh Việt, vừa qua đời hôm nay, 4-3. Ông hưởng thọ 93 tuổi. Chị Hồng - con dâu trưởng của nghệ sĩ Trần Hạnh - cho biết ông mất lúc 2h50.

NSND Trần Hạnh - ông già đau khổ, thiện lương của màn ảnh Việt - qua đời ở tuổi 93 - Ảnh 1.

NSND Trần Hạnh năm 90 tuổi, dù mắt mờ, chân chậm nhưng giọng ông luôn giòn khi kể chuyện về sân khấu - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Chị Hồng nói: "Tối qua, sức khỏe cha tôi đã có dấu hiệu yếu dần, yếu dần. Ông ra đi giữa đêm đột ngột nhưng rất thanh thản, có con cháu ở bên. Gia đình tôi có nhờ người tụng kinh niệm Phật bên cạnh ông cho đến lúc ông ra đi. Ông đi nhẹ nhàng, không đau đớn. Cuối đời, ông sống hiền lành. Ông không mấy khi bày tỏ nguyện vọng với con cháu. Ông bằng lòng với cuộc sống".

Trước tình cảm của khán giả đối với nghệ sĩ Trần Hạnh, người được hầu hết khán giả cả nước biết đến qua những vai diễn trên màn ảnh, chị Hồng nói: "Tôi rất cảm ơn các nhà báo và khán giả cả nước đã biết đến và yêu quý cha tôi. Khi ông ra đi, ai cũng thương tiếc. Tre già măng mọc, các thế hệ luôn tiếp nối".

"NSND Trần Hạnh là người sống rất khiêm nhường, giản dị, không thích phô trương và rất ngại phiền lụy đến người khác. Ông thực sự là một nghệ sĩ chân chính, chỉ sống bằng những vai diễn trong kịch, phim và làm việc một cách say sưa, trọn vẹn với vai diễn của mình, kể cả chỉ là vai phụ cũng luôn để lại ấn tượng tốt đối với khán giả" - là nhận xét của ông Trương Nhuận - nguyên giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ - nói với Tuổi Trẻ năm 2019.

Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội. Là một nghệ sĩ sân khấu của Nhà hát Kịch Hà Nội, có một sự nghiệp sân khấu lẫy lừng nhưng ông được khán giả biết đến nhiều hơn qua các vai diễn những ông già khắc khổ trên phim truyền hình.

Trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội, ông đã có được những vai diễn xuất sắc với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 1970, đầu 1980. Thời kỳ này, vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa đã mang đến cho ông huy chương vàng Liên hoan kịch toàn quốc.

Nhận xét về vai diễn này, Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội".

NSND Trần Hạnh - ông già đau khổ, thiện lương của màn ảnh Việt - qua đời ở tuổi 93 - Ảnh 2.

NSND Trần Hạnh (ảnh chụp năm 2019) - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Trần Hạnh còn được khán giả yêu thích và đồng nghiệp đánh giá cao qua một vai chính trong vở Tiền tuyến gọi hay trong Âm mưu và tình yêu do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dựng.

Là người gốc Hà Nội, thấm đẫm chất hào hoa của người trai phố cổ, nhưng Trần Hạnh lại đi vào lòng công chúng với những vai diễn nặng vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác.

Trần Hạnh nghỉ hưu năm 1989 nhưng cũng từ đó được công chúng biết đến nhiều hơn qua các vai diễn trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình. Vai diễn điện ảnh đầu tiên của ông là vai nam chính cho phim Chiếc bình tiền kiếp của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.

Sau đó là hàng loạt phim khác, như Tướng về hưu, Hãy tha thứ cho em, Cỏ lau, Người đàn bà thứ hai, Làng nổi,... Bộ phim điện ảnh cuối cùng mà ông tham gia là phim Cha cõng con, vai ông già mù.

Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà nghệ sĩ Trần Hạnh tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim Cuốn sổ ghi đời của đạo diễn Tất Bình.

Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1994, NSND năm 2019.

Trần Hạnh (phải) và Trần Vân trong vở Hẹn ngày trở về - Ảnh tư liệu Nhà hát Kịch Hà Nội

Trần Hạnh (phải) và Trần Vân trong vở Hẹn ngày trở về - Ảnh tư liệu Nhà hát Kịch Hà Nội

NSND Trần Hạnh từng 3 lần đoạt huy chương vàng trong các vở kịch Nguyễn Trãi, Tiền tuyến gọi, Hamlet; giải nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 với phim Nước mắt đàn bà và nhiều giải thưởng khác.

Tại Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim Ngõ lỗ thủng của đạo diễn Quốc Trọng.

Ông là người yêu nghề, cần mẫn với nghề ngay cả khi đã nghỉ hưu. Năm 2015, ở tuổi 87, ông vẫn tham gia phim điện ảnh Cha cõng con và phim truyền hình Bão qua làng.

Dù đi đóng phim không ít lần bị "quỵt" tiền cátsê nhưng ông vẫn muốn đi. Những năm gần đây do sức khỏe yếu, các con khuyên ông nên ở nhà. Con gái của ông cho biết trí tuệ của ông vẫn còn minh mẫn.

Nghệ sĩ Trần Hạnh: 'Dù nghèo, vất vả nhưng rất... kiêu, không phụ thuộc ai!'

TTO - Sau ba lần trượt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), lần này nghệ sĩ Trần Hạnh đã... trúng bằng một hồ sơ đặc cách. Nghệ sĩ cười: 'Tôi vui lắm chứ. Vui vì vừa được nhận danh hiệu, vừa được gặp lại thánh đường của gần 50 năm trước'.

THIÊN ĐIỂU - MI LY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar