19/01/2023 14:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nôn nao nhớ những chiều 30

Tôi yêu màu áo mới chiều 30 và những nẻo đường mùa xuân. Yêu quê hương hiền hòa thơ mộng vẫn êm đềm trôi theo gót thời gian. Yêu những phút giao mùa hồn nhiên nuôi nấng tuổi thơ.

Nôn nao nhớ những chiều 30 - Ảnh 1.

Quây quần để gói bánh, gói cả vị xuân của quê nhà - Ảnh: Bánh Tiêu

Trong cuộc sống ai cũng từng có những kỷ niệm vui buồn. Có những kỷ niệm ngỡ không bao giờ phai nhạt vậy mà thời gian qua chỉ còn là ảo ảnh mơ hồ. 

Lại cũng có những kỷ niệm ngỡ đã lãng quên khuất bóng xa mờ nhưng ký ức vẫn vẹn nguyên thường làm người ta bồi hồi mỗi khi nhắc đến. Tôi gọi đó là hoài niệm.

Hoài niệm của chúng ta về thuở ấu thơ bên gia đình. Sẽ không ai phủ nhận rằng cảm xúc của những người con khi nghĩ về đấng sinh thành bao giờ cũng đong đầy sự tôn kính và lòng biết ơn. Niềm ray rứt ăn năn khi hiếu đạo chưa tròn. Với tôi nỗi nhớ về ba mẹ như là lời hẹn ước của mùa xuân.

Khác với sự xô bồ nhộn nhịp của phố, không khí mùa xuân ghé qua xóm nhỏ thật dễ cảm nhận. Ngay khi xuân còn chưa sang, cánh đồng lại rộn ràng vì mọi người kéo nhau ra đồng xới đất đánh luống, gieo những mầm xanh tươi chuẩn bị cho mùa thu hoạch tết. 

Những bàn tay lầm lem, gương mặt lấm láp mồ hôi nhưng nụ cười vẫn tươi tắn như để chứng minh sức sống và mùa xuân đang lan tỏa khắp xóm nhỏ.

Xóm nhỏ, nhà nhỏ nhưng mùa xuân nào cũng ấm áp, tràn ngập tiếng cười. Câu chuyện của một năm bao giờ cũng gợi lên những cớ sự để mọi người dành những lời hỏi han quan tâm nhau hơn. Bọn trẻ trong xóm chưa tết đã háo hức với quần áo mới. 

Mỗi chiều đến lại hí hửng mang quần áo mới ra khoe với chúng bạn khắp xóm rồi ướm thử. Xóm nhỏ nhưng nhà nào cũng có trẻ con nên mỗi dịp xuân về lại rộn ràng quần áo mới. 

Người lớn cũng được sống lại những hoài niệm của thời ấu thơ ngày nào dù đó là ấu thơ nghèo khó. Trong ánh mắt vẫn rạng rỡ, giọng kể vẫn lảnh lót như thể ấu thơ vẫn mãi là niềm tự hào.

Nôn nao nhớ những chiều 30 - Ảnh 2.

Vườn mẹ ngày xuân. Ảnh: Bánh Tiêu

Tôi nhớ những ngày trở về khi xuân còn chúm chím trên cành. Tết chưa sang, chỉ cần bước ra hiên nhà ngắm nhìn những tia nắng dịu dàng thả xuống sân nhà rêu xanh thấy lòng mình trong trẻo lạ thường. 

Những buổi sáng ấy khiến tôi nhớ về những mùa xuân thơ ấu: cả nhà cùng nhau dọn dẹp, lau chùi dọn dẹp nhà cửa. Tôi nhớ gia đình không khí gia đình đông vui khi cùng nhau giặt giũ chăn màn, quét mạng nhện, sơn lại cái tường cái cổng. 

Nhớ cả mùi hương thơm dịu từ những bức rèm bà mang ra phơi phất phơ giữa nắng gió. Xuân gần kề mùi hương ấy như còn thoang thoảng đâu đây khiến lòng tôi cứ ngỡ mình còn trẻ nhỏ. Mới ngày nào cùng lũ bạn hân hoan đón đợi phút giao thừa.

Chiếc loa phát thanh chỉ khiến cho lòng người xốn xang nhất bởi những bản nhạc của mùa xuân được phát ra. "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/ Mùa bình thường mùa vui nay đã về/ Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên…". 

Mỗi khi nghe thấy những giai điệu quen thuộc mùa xuân như đã len lỏi trong từng vạt áo bước chân. Ca khúc ai cũng thuộc nằm lòng ấy, lạ thay không chỉ khiến trẻ con khấp khởi mừng thầm mà người lớn đang bận bịu ngoài đồng trên nương rẫy cũng thấy lòng hân hoan, hi vọng một năm mới với những điều mới mẻ.

Cuộc sống vẫn cứ chuyển dời, mỗi năm mùa xuân lại về như để mang đến cho chúng ta một cơ hội mới, một tinh thần mới, một khởi đầu mới để bắt đầu một năm mới mẻ với nhiều kỳ tích. 

Ngồi đây giữa chốn phồn hoa đô hội, xa quê lạ xứ, tôi chờ đợi phút giao thừa như món quà xuân tha thiết cho một thời thơ ấu đã qua từ tận trong sâu thẳm của tâm hồn.

Tôi vẫn luôn nhớ về ba mẹ, nhớ gia đình nhớ người thân nhớ khung cảnh êm đềm của quê nhà. Nhớ da diết làm sao, nhớ con đường ngày xưa đội mưa nắng đến trường nơi chứa đựng những kỷ niệm buồn vui của thời cắp sách, những lầm lỡ trăn trở trong cuộc sống. Nơi tôi bước đi tìm công danh và cũng vấp ngã từ đó. 

Nơi mẹ đã cho tôi cả một tuổi thơ bé dại. Ba mẹ đã gánh những yêu thương, nghèo khổ và gánh cả những gieo neo sớm hôm đi về. Đường ba mẹ đi cỏ tranh gai góc để đường tôi đi bằng phẳng êm gót chân son.

Tôi ngồi nghe tiếng thời gian đều đều tung rơi tí tách mà lòng miên man bao suy tư. Trời cuối đông những con gió đông thổi qua mấy chiếc lá vàng úa rụng nhuộm màu buồn vô hạn. Tiết trời mùa xuân có ấm áp nhưng chưa thể sưởi ấm những trái tim đơn côi khi không có ba mẹ kề bên.

Bao nhiêu năm bôn ba xuôi ngược nhiều người nhận ra không hạnh phúc nào bằng khi ở chính quê hương mình. Nơi cho con người niềm tin hi vọng, hạnh phúc kể cả ước mơ. Nơi công cha nghĩa mẹ suốt đời tắm mát nuôi dưỡng trong tôi. 

Chiều 30 tết là một phần ký ức luôn khó phai mờ, là một phần tạo nên nguồn năng lượng cho mỗi con người.

Nôn nao nhớ những chiều 30 - Ảnh 3.

Cùng nhau đi lễ cầu mong bình an - Ảnh: Bánh Tiêu

Trong hương vị ngào ngạt của hoa lá, của mùi tết từ trong nhà ngoài ngõ, tôi thường ngồi bên cửa để lòng thư thả trước vườn mai rực vàng ngoài kia. Tôi thương lắm những chiều ba mươi tết, nhìn trẻ nhỏ mặc quần áo mới mẹ mua cho đi chơi tết chạy khoe với chúng bạn khắp xóm, thấy hình ảnh của mình ngày xưa trong đó. 

Hương vị tết bay bảng lảng khắp miền quê. Mùi bánh mứt, trái cây, thịt kho… sao mà thơm đến thế. Trẻ thơ sung sướng, tung tăng chơi vui cùng bạn bè, râm ran nói cười như pháo tết. Tuổi thơ cứ vô tư tiếng cười giữa xóm làng yên ả.

Xuân đến rồi, nắng về lung linh sắc hoa tô thắm. Nhịp đời lại gọi những hối hả của cuộc sống thường nhật. Nắng xuân ươm vàng trải dài trên đồng xanh, mang tiếp xuân đi khắp nhân gian, gieo yêu thương và hy vọng... 

Khi đất trời nói lời thì thầm từ nồng nàn của gió và từ nhẹ nhàng của hương cỏ, như có ai níu mùa xuân xuống để tóc mẹ thêm bồng bềnh, lòng người thêm xao xuyến. Trong bâng khuâng ai đó khẽ cất lên câu hát "Xuân ơi, xuân xuân đã về…". Còn tôi lại nôn nao nhớ chiều ba mươi tết.

Tính đến ngày 19-1, cuộc thi Về nhà đã nhận được hơn 300 bài dự thi. Cảm ơn các bạn đã gửi bài.

BAN TỔ CHỨC

Nôn nao nhớ những chiều 30 - Ảnh 5.
Về ăn cá mòi, con ơi!

"Về ăn cá mòi, cá mòi đang mùa, nhiều dữ lắm, để hết mùa con ơi!", là câu má hay nói để kêu tôi về nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar