18/03/2019 08:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nỗi uất ức của bệnh nhân ung thư máu bị bác sĩ 'vòi' tiền

THÙY DƯƠNG - TỰ SANG
THÙY DƯƠNG - TỰ SANG

TTO - Bác sĩ N.L.M.T., Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, đã lừa nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu rằng có một loại thuốc tăng sức đề kháng, kéo dài sự sống, sau đó thu tiền của nhiều bệnh nhân.

Nỗi uất ức của bệnh nhân ung thư máu bị bác sĩ vòi tiền  - Ảnh 1.

Bác sĩ N.L.M.T. hẹn bệnh nhân D (bìa trái) sẽ lấy tiền trong đợt sau (ảnh cắt từ clip) - Ảnh: TỰ SANG

Từ đầu tháng 3 đến nay, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM (Q.1) để tìm hiểu vụ việc này.

Muốn kéo dài sự sống: đưa tiền đây!

6h sáng 4-3, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Truyền máu huyết học. Lúc này, khu điều trị tổng hợp bắt đầu mở cửa cho thân nhân vào chăm sóc bệnh nhân. Đến 7h, toàn bộ thân nhân được yêu cầu ra ngoài để các bác sĩ, y tá, sinh viên thực tập thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. 

Khi bác sĩ N.L.M.T. đến giường của bệnh nhân N.H.D. (33 tuổi, ngụ TP.HCM), anh D. thắc mắc về tiền thuốc chích thì bác sĩ T. cho biết D. còn thiếu tiền chích thuốc lần trước.

Ngày 5-3, khi bác sĩ T. đến thăm khám, anh D. lo lắng hỏi có phải trả luôn 2 mũi thuốc chích giá 6 triệu đồng như những lần trước không thì bác sĩ T. trả lời: "Anh nghĩ là em tạm cất đi, lần sau đưa cũng được, không phải đợt nào anh cũng nhận. Em cũng biết rồi đó, trong này nhiều chuyện tế nhị".

Anh D. là một trong nhiều bệnh nhân liên tục bị bác sĩ T. "vòi" tiền chích thuốc mà không có hóa đơn chứng từ. Anh D. lấy hai tay ôm đầu khóc nấc một cách uất ức khi kể lại câu chuyện anh bị bác sĩ T. vòi vĩnh suốt nhiều tháng trời như thế nào.

Tháng 9-2018, khi anh D. được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu dạng tủy cấp (một loại bệnh ung thư máu), bác sĩ T. thông báo cho anh biết sự sống của anh có thể chỉ kéo dài từ 3-6 tháng nữa. Sau đó, chính bác sĩ T. đã cho anh một niềm hi vọng khi bác sĩ nói có một loại thuốc chích có thể giúp anh tăng sức đề kháng và kéo dài sự sống. 

Lúc đó, anh rất vui mừng và biết ơn bác sĩ. Bác sĩ T. cho hay giá mỗi mũi chích này là 3 triệu đồng, mỗi tháng anh D. nằm viện khoảng nửa tháng, mỗi tuần chích 2 lần. Từ khi bắt đầu điều trị bệnh đến nay, anh D. đã đưa tiền cho bác sĩ T. rất nhiều lần, anh không thể nhớ chính xác tổng số tiền đã bị bác sĩ này vòi vĩnh. 

Lần nào anh cũng đưa tận tay cho bác sĩ. Không ít lần bác sĩ còn nhắc anh đếm lại tiền trước lúc đưa dù bác sĩ không đưa cho anh hóa đơn chứng từ nào.

Nỗi uất ức của bệnh nhân ung thư máu bị bác sĩ vòi tiền  - Ảnh 2.

Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - nơi xảy ra sự việc đáng buồn - Ảnh: TT

Số tiền bác sĩ lấy của anh chính là số tiền vợ anh tần tảo bán từng ly cà phê tích cóp cho anh chữa bệnh. Đó cũng là số tiền vợ chồng anh dành dụm từ bao nhiêu năm về trước. Khi mắc bệnh, anh không những không làm việc được mà vợ anh cũng phải nghỉ việc để chăm anh. 

Con gái duy nhất của anh hiểu hoàn cảnh gia đình, thương ba đã rơm rớm nước mắt, nhiều lần nói: "Hay con nghỉ học để dành tiền cho ba điều trị bệnh?"

Trong lúc điều trị ở Bệnh viện Truyền máu huyết học, anh D. cũng từng chứng kiến một nam bệnh nhân nghèo đã phải cúi mặt đến xin từng người một, hai trăm ngàn đồng để có tiền nộp cho bác sĩ T.. Không thể đếm được chính xác đã có bao nhiêu bệnh nhân bị "vòi" tiền như vậy. 

Anh N., 26 tuổi, thân nhân của một bệnh nhân ngụ ở Khánh Hòa đang nằm điều trị tại bệnh viện, chia sẻ: "Gia đình tụi em toàn là nông dân ở quê khổ cực, lạ nước lạ cái lên TP chữa bệnh nên rất tin tưởng bác sĩ". Anh N. đã đưa cho bác sĩ T. tổng cộng 14,5 triệu đồng ngay tại phòng bệnh để mong người thân được kéo dài sự sống.

Còn bà N.T.D.H., thân nhân của bệnh nhân N.B.H.A., 15 tuổi, ngụ ở Bình Dương, kể A. nhập viện từ đầu tháng 2. Chân A. bị thâm đen. Bà hỏi thì bác sĩ T. kêu chích thuốc để dần dần bớt đen. 

Sau nhiều lần đưa tiền cho bác sĩ T. mà không thấy có hóa đơn, bà ngỏ ý muốn nhận hóa đơn để về xin địa phương hỗ trợ phần nào chi phí thì bác sĩ T. trả lời nếu xin hóa đơn thì khỏi chích. Mỗi mũi chích có giá 3,5 triệu đồng. 

Lạ một điều, bác sĩ T. lấy tiền của mỗi bệnh nhân với nhiều mức khác nhau, từ 3 đến 7 triệu đồng. Tất cả đều không hóa đơn, bệnh nhân xin được biết tên thuốc bác sĩ cũng không cho.

Nỗi uất ức của bệnh nhân ung thư máu bị bác sĩ vòi tiền  - Ảnh 3.

Vợ bác sĩ T. (bìa trái) xin lỗi và trả lại 48.500.000 đồng cho gia đình 3 thân nhân bệnh nhân (ảnh cắt từ clip) - Ảnh: TỰ SANG

Trả lại tiền sau khi bị rượt chém

Sáng 14-3, sau khi chứng kiến những bệnh nhân nằm ngay kế bên đã đưa tiền cho bác sĩ T. nhưng vẫn tử vong, anh D. bức xúc mở tủ cá nhân của anh, cầm lấy con dao gọt trái cây tìm bác sĩ T. hỏi chuyện. Hành động này đã gây "náo loạn" cả bệnh viện. 

Lúc này, ban giám đốc bệnh viện mới nắm được vụ việc và yêu cầu bác sĩ T. làm bản tường trình ngay sau đó.

Chiều 15-3, đại diện của Bệnh viện Truyền máu huyết học và vợ bác sĩ T. (cũng là nhân viên trong Bệnh viện Truyền máu huyết học) đã gửi lời xin lỗi tới ba bệnh nhân và thân nhân người bệnh, đồng thời trả lại toàn bộ số tiền mà bác sĩ T. đã lấy của ba bệnh nhân này, tổng cộng là 48,5 triệu đồng.

Bà Phan Vũ Anh, phụ trách phòng công tác xã hội của bệnh viện, đã thừa nhận lỗi của bác sĩ T.. Bà cho rằng bác sĩ T. đã đánh mất uy tín của chính ông và làm tổn hại đến cả ngành y tế. Điều mất lớn hơn chính là lòng tin của bệnh nhân và niềm tin đối với bệnh viện cùng đội ngũ y bác sĩ.

Đại diện bệnh viện cho biết từ vụ việc này phía bệnh viện sẽ siết chặt hơn việc ký xác nhận các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời, thông qua thân nhân bệnh nhân kêu gọi ai là nạn nhân trong vụ việc thì liên hệ bệnh viện để được nhận lại tiền.

Sáng 17-3, khi chúng tôi hỏi bác sĩ T. đã lấy tiền của bệnh nhân từ bao giờ? Đến nay đã có bao nhiêu bệnh nhân bị thu tiền như vậy, ước chừng số tiền là bao nhiêu...? Bác sĩ T. đã từ chối trả lời những câu hỏi này. Bác sĩ T. thừa nhận sai lầm của mình và cho rằng đã khắc phục được một phần sai lầm này.

Sẽ trả lại tiền cho tất cả bệnh nhân

Ông Phù Chí Dũng - giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - cho biết chỉ đến khi bệnh nhân cầm dao đòi gặp bác sĩ T. thì ông mới biết vụ việc này. Ông đã yêu cầu bác sĩ T. làm bản tường trình. Tuy nhiên, bản tường trình này vẫn chưa đầy đủ nên ông đã yêu cầu bác sĩ T. tường trình lại một cách đầy đủ hơn.

Bác sĩ T. là cán bộ giảng dạy của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nhà trường có ký hợp đồng cử bác sĩ T. qua Bệnh viện Truyền máu huyết học để thực hành từ năm 2012 đến nay. Sau những sai phạm của bác sĩ T., bác sĩ T. sẽ phải thôi việc tại bệnh viện. Bệnh viện cũng đã báo cáo về trường để đơn vị có hướng xử lý.

"Lúc đầu bệnh viện ứng tiền để trả lại cho 3 bệnh nhân mà bác sĩ đã lấy tiền. Ngay cả trong trường hợp gia đình bác sĩ không trả được, bệnh viện sẽ đứng ra để trả lại cho tất cả bệnh nhân bị bác sĩ T. lấy tiền.

Riêng với những bệnh nhân bị bác sĩ T. thu tiền đang nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh viện sẽ tạo mọi điều kiện để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, bù đắp lại phần nào thiệt hại của bệnh nhân đã phải chịu trong thời gian qua" - ông Dũng nói và cho biết thêm đã báo cáo toàn bộ vụ việc này với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM.

Ông Ngô Minh Xuân, hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho biết bác sĩ T. chỉ là nhân viên hợp đồng của trường (6 tháng ký một lần).

Sắp tới hội đồng kỷ luật của trường sẽ họp, sau đó sẽ có kết luận và nhà trường sẽ có hướng xử lý. Tuy nhiên, trước những thông tin về bác sĩ T., nhà trường không thể chấp nhận một giảng viên như thế và hướng sắp tới sẽ cắt hợp đồng với bác sĩ này.

Chưa có loại thuốc kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu

Ông Phù Chí Dũng cho biết đến nay chưa có một loại thuốc nào kéo dài sự sống cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu như bác sĩ T. nói với bệnh nhân. Quy trình điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện rất nghiêm ngặt nên không thể đưa một loại thuốc nào đó (nếu có) chích thêm cho bệnh nhân.

TTO - Một bác sĩ được xác định có hành vi vòi tiền của nhiều người bị bệnh hiểm nghèo. Vụ việc chỉ bị vỡ lở khi mới đây vị bác sĩ này bị người nhà của một bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

THÙY DƯƠNG - TỰ SANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar