18/11/2018 09:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nỗi niềm sau bục giảng

THÙY TRANG
THÙY TRANG

TTO - Trên lớp, thầy cô phải là nơi tiếp thêm niềm tin, động lực và là tấm gương để học sinh phấn đấu noi theo. Sau những giờ lên lớp, các thầy cô lại tất tả với trăm việc không tên.

Nỗi niềm sau bục giảng - Ảnh 1.

Cô Vang và con trai sau giờ lên lớp - Ảnh: T.TRANG

Có người còn là trụ cột chính của gia đình, có người phải tất bật chạy thêm việc mới đủ chi phí trang trải khi đồng lương quá ít ỏi. Nhưng chưa ai nghĩ phải từ bỏ nghề mà mình đã chọn.

Không nản lòng

"Nghề dạy học đã ăn sâu vào đam mê từ nhỏ của tôi, nên dù khó khăn cùng cực tôi vẫn bám nghề" - thầy Trà Ngọc Minh, giáo viên Trường THPT Trần Quốc Toản, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, nói. Thầy Minh nói từ ngày đi dạy đến nay đã 12 năm, chưa giây phút nào thầy nghĩ sẽ nghỉ dạy hay đổi nghề dù cuộc sống hiện tại nhiều khó khăn.

Thầy trầm ngâm nói cảm thấy mình còn quá nhiều may mắn khi có một cơ thể khỏe mạnh, tâm trí sáng suốt hơn người em sinh đôi của mình. "Cùng lọt lòng một thời điểm nhưng em gái tôi lại kém may mắn hơn khi mắc bệnh bại não. Nên bây giờ và cả sau này tôi vẫn san sẻ cùng em" - thầy Minh chia sẻ.

Do vậy, việc chăm sóc em mỗi ngày từ tắm giặt đến ăn uống một tay thầy quản hết. Mẹ thầy cũng nằm một chỗ rơm rớm nước mắt: "Nó là con trai mà làm được hết mọi việc, có nó nên mẹ con tui đỡ dữ lắm".

Mẹ thầy Minh bệnh viêm tụy cấp đã hơn hai năm nay, thuốc men điều trị cũng một tay thầy Minh gom góp từ đồng lương và từ việc nấu thêm rượu, mỗi tháng chi phí cũng phải hơn 10 triệu đồng. 

Hỏi thầy có thấy bế tắc lắm không, thầy lắc đầu cười nói: "Không có đâu, có gia đình quây quần là tôi hạnh phúc lắm rồi, lúc nào tôi cũng phải yêu đời, yêu nghề để thấy cuộc sống này vẫn đáng sống".

3 mẹ con và 3,5 triệu đồng

Đến bây giờ, cô Lê Thị Vang - Trường THPT Chiêm Thành Tấn, TP Vị Thanh, Hậu Giang - vẫn chưa hết bàng hoàng khi chồng đột ngột mất vì tai nạn giao thông, ba mẹ con bơ vơ, chới với. 

"Lúc còn sống ảnh là trụ cột chính không chỉ cho ba mẹ con tôi, mà còn lao động chính trong gia đình của ảnh. Ảnh mất trong khi nhà còn làm dang dở, mẹ con tôi cũng chưa có gì trong tay" - cô Vang nghẹn ngào.

Cô nói gần hai năm nay là khoảng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời khi một nách hai con, đứa học lớp 4, đứa mới lên 3. Tiền lương vỏn vẹn 3,5 triệu/tháng, cô phải chắt chiu lắm mới đủ ba bữa cơm cho cả nhà, chứ không mơ đến những bộ đồ mới hay vài loại trái cây ngon cho hai con.

Cô chỉ quanh căn nhà là tiền chắt chiu hai vợ chồng mua vật liệu, chồng cô tự xây từng bức vách, lợp từng tấm tôn. "Dù có gì mình vẫn phải sống, phải lo cho con chu toàn. Khoảng thời gian tôi bình tâm nhất là khi vào trường được sự động viên của thầy cô, nhìn hình ảnh học sinh của mình vui đùa" - cô Vang tâm sự. 

Cô nói khi đến trường thì tâm mình phải giữ cho tốt, bởi trong mắt học sinh hình ảnh của mình phải đẹp, phải chuẩn mực đàng hoàng.

Trao vốn "Đồng hành cùng người thầy"

Lễ trao vốn chương trình "Đồng hành cùng người thầy" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn và Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp tổ chức sẽ diễn ra sáng 18-11 tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Chương trình sẽ trao vốn cho 46 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại 6 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Tổng số vốn không lãi suất được trao đợt này là 920 triệu đồng (20 triệu đồng/giáo viên), được trích từ nguồn đóng góp của bạn đọc báo Tuổi Trẻ để hỗ trợ các giáo viên đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... và sẽ hoàn vốn sau 2 năm.

Dịp này, ban tổ chức cũng trao 10 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho con giáo viên tham gia chương trình với tổng trị giá 20 triệu đồng (2 triệu đồng/suất). Tổng cộng trong hai năm 2017 và 2018, chương trình đã trợ vốn cho 86 giáo viên với khoản vốn 1,715 tỉ đồng.

"Đồng hành cùng người thầy" được khởi xướng từ tháng 5-2016 là một hoạt động thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ dành cho giáo viên có gia cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng sâu vùng xa và hết lòng với nghề giáo, hoặc dành trọn tâm sức cho các lớp học dân lập dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, qua đó giúp người thầy yên tâm đứng lớp.

THÁI BÌNH

TTO - Chiều 17-5-2016, báo Tuổi Trẻ TP.HCM và Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình “Đồng hành cùng người thầy” giai đoạn 2016-2018.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Nhiều trường đại học kiến nghị cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong tuyển sinh với trường hợp tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt.

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar