15/02/2023 16:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nỗi nhớ nhà của người tị nạn Ukraine ở châu Âu

Chiến tranh Nga - Ukraine đã sắp tròn một năm, phần lớn người Ukraine tị nạn ở nước ngoài đều rất nhớ nhà, nhưng họ cũng đã kịp thích nghi với cuộc sống mới.

Nỗi nhớ nhà của người tị nạn Ukraine ở châu Âu - Ảnh 1.

Gia đình cô Titkova bên cạnh nhau dịp Lễ Giáng sinh Chính Thống giáo tại ngôi nhà mới của họ ở Vienna, Áo - Ảnh: AFP

"Yêu quê hương" là khẩu hiệu trên tấm áp phích trong căn hộ ấm cúng của cô Iryna Titkova ở Vienna, Áo. Tấm áp phích là lời nhắc nhở đối với gia đình cô Titkova, những người Ukraine đã rời bỏ nhà cửa ở ngoại ô Kiev gần một năm trước.

"Tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn" - cô Titkova, một cựu giáo viên tiếng Anh và là mẹ của ba người con, trải lòng. "Chúng tôi có thức ăn, có căn hộ ấm áp, có cả gia đình ở đây… Chúng tôi cũng kiếm được và tiết kiệm được một số tiền".

Thứ mà cô Titkova đang thiếu chính là quê nhà. Họ rời quê hương một ngày sau khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine ngày 24-2-2022.

"Đôi khi chúng tôi cảm thấy xấu hổ khi tận hưởng mọi thứ vì chúng tôi biết mọi người ở Ukraine đang phải chịu đựng ra sao", cô Titkova nói.

Hãng tin AFP đã dõi theo gia đình cô Titkova trong vài tháng khi họ bắt đầu cuộc sống mới ở Áo. Họ là một phần trong số 8 triệu người tị nạn Ukraine hiện đang sống rải rác khắp châu Âu.

Anh Valerii, chồng của Titkova, người đã sống qua nỗi kinh hoàng của cuộc xung đột Nagorno-Karabakh khi còn nhỏ, cho biết trong đầu anh chỉ có ý nghĩ duy nhất là giữ an toàn cho các con.

Đàn ông Ukraine "trong độ tuổi chiến đấu" - từ 18 đến 60 - bị cấm rời khỏi đất nước. Nhưng anh Valerii được phép rời đi vì là trụ cột trong gia đình lớn.

Ông Thomas Fussenegger, từ Cơ quan Chính phủ Áo có nhiệm vụ chăm sóc người tị nạn, cho biết một gia đình có thể nhận được hơn 1.000 euro (1.070 USD) mỗi tháng để trang trải tiền ăn và thuê nhà.

Học ngôn ngữ sau giờ làm

Gia đình Titkova theo học lớp tiếng Đức chuyên sâu 3 buổi/tuần. Các lớp đều miễn phí.

Dù vậy, các chủ đề thảo luận chính đều xoay quanh Ukraine và tin tức về tình hình chiến sự, cũng như sự bực tức trước những thông tin mà phía Nga công bố.

Phải học ngôn ngữ mới từ đầu là "phần khó khăn nhất" trong quá trình hòa nhập đối với gia đình Titkova, những người nói tiếng Nga. "Sau giờ làm việc tôi rất mệt mỏi và khó tập trung để tiếp thu mọi thông tin" - anh Valerii nói.

Anh Valerii từng là nhà vật lý trị liệu, nay làm nhân viên kho vận tại một chuỗi nhà hàng Mỹ. Anh dậy lúc sáng sớm và dành cả ngày để làm việc, đưa đón con đi học và học tiếng Đức.

Nhớ nhà nhưng thích nghi

Nỗi nhớ nhà của người tị nạn Ukraine ở châu Âu - Ảnh 2.

Bữa sáng của gia đình cô Titkova tại Vienna, Áo - Ảnh: AFP

Với mong muốn kiếm tiền nên ngay khi đến Áo, cô Titkova đã nhận công việc làm ở quầy thanh toán của một cửa hàng thảo dược.

"Thay vì kiên cường vượt qua cuộc chiến, tôi đã chọn một thực tế khác bằng cách tìm nơi ẩn náu tại một đất nước an toàn", cô Titkova nói.

Gần một năm trôi qua, gia đình nhỏ đã thích nghi được cuộc sống tại Vienna. Không chỉ làm việc, họ còn đi tham quan bảo tàng, đi vũ hội do những người bạn Áo mời.

Nhưng thật khó để quên những gì đang xảy ra ở quê nhà.

"Tôi muốn thuyết phục bản thân rằng mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, rằng chúng tôi đang thích nghi, nhưng mỗi ngày tôi đều muốn quay về nhà", cô Titkova nói.

Mỗi sáng cô thức dậy, người thì ở Áo nhưng hồn thì ở Ukraine. "Một ngày của tôi bắt đầu bằng việc xem các kênh tin tức trên Telegram. Tôi kiểm tra tình hình của Kiev và Irpin… và tình hình người thân", cô Titkova vừa nói vừa khoe những bức ảnh của anh trai trong bộ quân phục.

Bà Ivanna Kobernik, thuộc tổ chức giáo dục phi chính phủ Ukraine Smart, cho biết: "Đây có lẽ là lần đầu tiên châu Âu giải quyết vấn đề người tị nạn mà đại đa số đều mơ ước được trở về nhà".

Đối với Titkova, sợi dây ràng buộc không thể phá vỡ với gia đình đi đôi với cảm giác tội lỗi đầy ám ảnh khi đi tị nạn.

"Chúng tôi không biết làm cách nào để giúp ngoại trừ việc gửi tiền", cô Titkova nói. Cô thường xuyên gửi hàng trăm euro cho người thân và bạn bè.

Điều ước của Titkova cho năm 2023 là "đây sẽ là năm cuối cùng của cuộc chiến. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc sống của mình".

Và nếu chiến tranh kết thúc thì sao? "Ukraine sẽ thành đống đổ nát", anh Valerii nói. "Và chúng ta sẽ phải bắt đầu từ con số không".

Nga lên tiếng vụ giữ 6.000 trẻ em Ukraine để 'cải tạo'

Nga nói nước này tiếp nhận trẻ em theo gia đình chạy nạn khỏi Ukraine, bác bỏ báo cáo do Mỹ tài trợ tố Matxcơva đang giữ ít nhất 6.000 trẻ em Ukraine để 'cải tạo'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Một nhà ngoại giao Israel và người phụ nữ đi cùng đã bị bắn chết khi họ rời khỏi một sự kiện tại Bảo tàng Do Thái ở thủ đô Washington của Mỹ.

Nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Israel bắn cảnh cáo vào phái đoàn ngoại giao các nước

Phía Israel xác nhận các binh sĩ "bắn nhầm" vào một nhóm nhà ngoại giao từ nhiều nước khi họ đang thăm trại tị nạn ở Jenin.

Israel bắn cảnh cáo vào phái đoàn ngoại giao các nước

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Kể từ ngày 20-5, Thái Lan buộc các hãng hàng không phải bồi thường và cung cấp hỗ trợ cho hành khách khi chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Một sự cố xảy ra khi hạ thủy tàu khu trục mới của Triều Tiên khiến ông Kim Jong Un nổi giận, chỉ trích sự cẩu thả và yêu cầu khắc phục.

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar