03/09/2015 08:56 GMT+7

Nỗi lòng của Kiệt “chạy thận”

LAM GIANG
LAM GIANG

TT - Trong căn nhà nhỏ ở rìa xóm 6, thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), ông Lưu Đức Thuận (58 tuổi) ngồi nhìn chăm chăm vào con trai út.

Lưu Tuấn Kiệt sửa lại chiếc máy vi tính cũ mà chị gái Hà Giang được Trường ĐH Y dược Huế tặng năm 2009 để chuẩn bị cho những năm đại học sắp tới - Ảnh: Lam Giang
Năm 2007 ba mạ từng bán nhà một lần để lấy tiền chữa bệnh cho các anh chị. Sau đó Ngân hàng Ngoại thương biết hoàn cảnh cả nhà phải đi ở nhờ nên thương tình bỏ tiền ra chuộc nhà lại cho. Bây giờ bán nhà thì chắc chắn ba mạ không còn chỗ ở. Làm răng con có thể cầm đồng tiền đó mà đi học cho yên lòng mạ ơi!

Bộ quần áo của ông chưa ráo hết mồ hôi vì phải chăn bò trên cánh đồng khô nỏ trong cái nắng cuối tháng 8 chang chang.

Ông đang vừa mừng vừa lo khi Lưu Tuấn Kiệt (Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình), con trai út “mạnh khỏe nhất” của cả gia đình “chạy thận”, đã đậu Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Cả nhà đều chạy thận

Ông Thuận và bà Trần Thị Nương có sáu đứa con. Ban đầu tất cả đều khỏe mạnh bình thường. Đến năm 2004, bỗng nhiên ba người con đầu - anh, chị của Kiệt - lần lượt phát sinh căn bệnh thận. Từ đó ông bà thay nhau đưa con đi hết Bệnh viện Trung ương Huế rồi đến Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới.

Chạy chữa lâu cũng hết tiền, năm 2007 ông bà đành bán nhà lấy tiền lo cho con. Bà Nương ngậm ngùi: “Vậy mà vẫn không chữa được bệnh nên cả ba đứa chúng nó lần lượt ra đi”.

Ông Thuận trầm ngâm nhìn ra cánh đồng. Ông cho biết: “Ba đứa còn lại là Lưu Thị Hà Giang, Lưu Thị Thúy và Kiệt cũng đang mang trong người căn bệnh thận như các anh chị. Nhưng vì cả ba được khám và kịp thời phát hiện bệnh nên còn thời gian để chữa trị.

Con Thúy bệnh đang nặng dần, phải chạy thận nhân tạo liên miên rồi, không biết nó còn ở với vợ chồng tui được bao lâu nữa. Chỉ còn con Giang và thằng Kiệt là chỗ bấu víu, hi vọng cuối cùng của cuộc đời vợ chồng tui”.

May mắn là Giang và Kiệt dù bị bệnh, phải vừa học vừa đi chữa bệnh ở các bệnh viện nhưng vẫn học rất giỏi. Năm ngoái, suất học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ đã giúp Giang kịp nhập học đại học (xem bài “Cô bé chăn bò trúng tuyển trường luật”, báo Tuổi Trẻ 28-7-2014).

Hiện Giang là sinh viên luật thương mại của Trường đại học Luật TP.HCM, vừa học vừa đi làm thêm để sống.

“Có ai đó giúp đỡ tiền bạc thì dành gửi cho con Giang một ít và tập trung chạy thận cho con Thúy, mong con ở được trên đời với ba mạ ngày mô tốt ngày đó” - bà Nương ứa nước mắt nhìn thân hình đã phù thũng của Thúy vừa cố gắng nhỏm dậy khỏi giường để chào khách.

Tâm sự của Kiệt

"Cứ mỗi khi nhìn em là ba mạ lại ứa nước mắt. Mạ cứ lo em bệnh tật như rứa thì sau ni biết mần việc chi. Mà quả thật sức em rất yếu, chắc do căn bệnh thận gây ra. Thỉnh thoảng ngồi với em, mạ lại cầm tay nói mi yếu ớt quá, chắc không mần được việc chi nặng nhọc mà ăn.

Thấy mạ lo, lại biết sức khỏe của mình nên em nghĩ với mình thì không có chi hơn là học cho giỏi để sau ni vô đại học kiếm một ngành nghề chi đó phù hợp. Hơn nữa khi đi chữa bệnh, bác sĩ cũng nói sức khỏe em không thể làm việc nặng được nữa.

Vì vậy, những ngày đi Huế hay vô Đồng Hới điều trị bệnh em đều mang theo sách vở để học. Ban đầu luôn bị ba mạ nạt cho, nói là đã đi chữa bệnh mà còn học hành mần chi cho nhọc người. Nhưng nhờ rứa mà cả ba năm học THPT em đều đạt học sinh giỏi.

Trước ngày hai cha con cơm đùm gạo bới đi thi THPT quốc gia 2015 ở Huế, ba có hỏi: nếu đậu đại học mà ba mạ không lo nổi tiền học thì mần răng? Em cũng không biết nữa. Thi khối A được 23 điểm, em nộp đơn nguyện vọng 1 vô nhóm ngành vật lý kỹ thuật - cơ kỹ thuật của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và nhà trường vừa có thông báo trúng tuyển.

Em sẽ chọn học chuyên ngành kỹ thuật y sinh vì mong ước của em là sau này được làm việc cho một công ty hay cơ sở chuyên ngành y tế hoặc kỹ thuật y tế. Ba anh chị của em đã mất vì căn bệnh thận. Chị Giang, chị Thúy cũng vì căn bệnh thận mà khiến ba mạ ngày đêm héo hon. Nay chỉ còn lại em là con trai, em muốn là chỗ dựa cho ba mạ và cả chị Giang, chị Thúy sau này...

Nhưng nếu em đi học thì ba mạ phải chạy vay từng đồng để vừa lo chữa bệnh cho ba đứa con, lại vừa nuôi chị Giang và em đi học tận Sài Gòn. Hôm qua em nói với mạ là thôi sẽ ở nhà học nghề sửa máy tính kiếm tiền giúp ba mẹ.

Nghe em nói rứa thì mạ khóc, nói để bán nhà lần nữa lấy tiền cho em đi học. Em lại càng buồn, vì năm 2007 ba mạ từng bán nhà một lần để lấy tiền chữa bệnh cho các anh chị. Sau đó Ngân hàng Ngoại thương biết hoàn cảnh cả nhà phải đi ở nhờ nên thương tình bỏ tiền ra chuộc nhà lại cho.

Bây giờ bán nhà thì chắc chắn ba mạ không còn chỗ ở. Làm răng con có thể cầm đồng tiền đó mà đi học cho yên lòng mạ ơi!"

LAM GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar