30/03/2017 08:19 GMT+7

Nỗi lo môi trường ngày càng lớn

VÂN TRƯỜNG
VÂN TRƯỜNG

TTO - Lee & Man Việt Nam - nhà máy giấy lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với công suất 420.000 tấn/năm, từng làm báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực - vừa được phép chạy thử nghiệm.

Toàn cảnh Nhà máy giấy và Nhà máy nhiệt điện Lee & Man - Ảnh: TIẾN TRÌNH - VÂN TRƯỜNG

Người dân ven sông Hậu bắt đầu sống trong cảnh lo lắng thật sự.

Bên này sông Tiền, dự án Nhà máy giấy Đại Dương ở tỉnh Tiền Giang đang ở thế giằng co. Chiều 28-3, UBND tỉnh Tiền Giang bày ra thế trận với hơn chục nhà khoa học tên tuổi đứng về phía mình thay phiên nhau phản đối dự án.

Ngoài giấy, sẽ có tổng cộng 15 nhà máy nhiệt điện than được xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới.

Không thể kể hết có bao nhiêu hội thảo tổ chức thời gian qua để phản đối việc “nhuộm đen” các vùng sinh thái và kinh tế nông nghiệp bằng nhiệt điện than. Nhưng quy hoạch đã được phê duyệt và rất khó bị hủy.

Ba nhà máy tại Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải ở Trà Vinh cũng đã mọc lên. Hai nhà máy tại tỉnh Long An đặt ngay sát vách TP.HCM cũng bắt đầu triển khai...

Ngoài ra, còn rất nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ngày đêm tra tấn người dân bằng mùi hôi, nhưng không xử lý được do hiện chưa có quy chuẩn và quy định xử lý ô nhiễm mùi.

Những “quả bom” môi trường đã và chưa “nổ” thật sự là nỗi ám ảnh cho môi trường sống đang ngày càng xấu đi.

Nhiều địa phương chạy đua phát triển công nghiệp như là một thước đo về phát triển kinh tế. Hễ vùng nào sản xuất nông nghiệp không được hoặc hiệu quả thấp thì quy hoạch làm công nghiệp.

Các nhà khoa học lo ngại Việt Nam sẽ trở thành bãi thải công nghệ lạc lậu của Trung Quốc; đồng thời quyết liệt kiến nghị từ bỏ nhiệt điện than và chuyển sang dùng công nghệ điện gió, điện mặt trời và sinh khối.

Đầu tháng 3-2017, TP Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than vì không thể chịu đựng ô nhiễm. Đây là bài học rõ ràng nhất, thực tế nhất để Chính phủ cân nhắc, đưa quyết định nói “không” với nhiệt điện than, không để lại hậu quả môi trường cho các thế hệ sau.

Chúng ta không chủ động được công nghệ, nhưng lại có quyền lựa chọn nhà đầu tư và công nghệ hiện đại nhất, ít gây ô nhiễm nhất.

Các nước có nền công nghiệp phát triển ở châu Âu, Mỹ... vẫn có nhà máy sản xuất giấy, thép, điện nhưng họ sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời họ có những chế tài nghiêm khắc để quản lý, không để các nhà máy lén lút làm bậy (như ở Việt Nam).

Đừng đặt người dân trong hoàn cảnh buộc phải chịu đựng hoặc trả giá cho sự sai lầm của người có trách nhiệm.

Chính phủ đã khẳng định quan điểm không phát triển bằng mọi giá nhưng cấp dưới vẫn chưa quyết liệt thực thi, có vẻ chỉ xem trọng việc bảo vệ môi trường bằng lời nói hơn là hành động.

VÂN TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar