08/04/2023 14:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nói 'giáo viên dạy giỏi thực chất là diễn giỏi' là nhìn nhận phiến diện

Tôi cho rằng kỳ thi giáo viên giỏi thực sự là một cơ hội lớn cho việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, một sân chơi bổ ích để thầy cô giáo thỏa mãn những tìm tòi, sáng tạo và trải nghiệm.

Nói giáo viên dạy giỏi thực chất là diễn giỏi là nhìn nhận phiến diện - Ảnh 1.

Giáo viên trẻ Đỗ Nguyễn Oanh Kiều dạy môn toán cho học sinh lớp 3/3 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Từng tham gia các kỳ thi giáo viên giỏi, tôi thừa nhận vấn đề này thực ra là hai mặt của một đồng xu. Nhưng xin hãy nhìn vào mặt ngửa của đồng xu bởi kỳ thi giáo viên giỏi quả thật mang lại những lợi ích không nhỏ.

Mặt sấp của đồng xu

Thực tiễn cho thấy rằng xung quanh việc thi giáo viên giỏi không chỉ là sự tồn tại của "điệp khúc diễn" mà ở đó còn có những bất cập đi kèm khác như tính đối phó, một chiều của các kỳ thi.

Cụ thể, thông thường trong trường học các giáo viên có thể dạy giỏi, muốn dạy giỏi chiếm số lượng không nhiều, phần lớn là những giáo viên cốt cán như nhóm trưởng, tổ trưởng và một bộ phận giáo viên đi dạy với đam mê và nhiệt huyết.

Những giáo viên này trong những lần đầu tham gia thi rất đầu tư cho tiết dạy nhưng do năm nào cũng chỉ từng ấy người lặp đi lặp lại, càng về sau các tiết dạy của họ rất dễ rơi vào tình trạng làm cho xong.

Hành trang mang vào những tiết dạy kiểu "làm cho xong" của những giáo viên này là những thao tác đã luyện thành kỹ năng. Khi vào dạy họ thật sự như "những cây chuyền hai chuyên nghiệp" chỉ cần vài đường cơ bản là "chủ công" của họ - những học sinh được cất đặt - sẽ làm tốt nhiệm vụ để đạt tiết dạy giỏi.

Không những vậy, có một số giáo viên khi tham gia kỳ thi giáo viên giỏi, do áp lực của thành tích, do uy tín bản thân, để đạt được yêu cầu của tiết dạy sẽ dùng các "chiêu" như cho câu hỏi, cho đề trước, thậm chí gửi hẳn đáp án cho học sinh để làm sao tiết dạy được trôi chảy, giáo viên đặt vấn đề tới đâu thì học sinh giải quyết nhanh, đúng tới đó.

Bên cạnh đó, thực tế khác cho thấy rằng tại các trường học, những kỳ thi giáo viên giỏi thường có tính định kỳ và kết quả của các kỳ thi này cũng là một phần rất quan trọng trong nội dung của các báo cáo gửi cấp trên.

Chính vì thế việc thi giáo viên dạy giỏi ở đâu đó không chỉ là vấn đề "diễn giỏi" của thầy và trò.

Sân chơi bổ ích

Vậy phải chăng kỳ thi này là vô bổ, giáo viên dạy giỏi chẳng qua là giáo viên diễn giỏi?

Là một người từng tham gia các kỳ thi lớn nhỏ khác nhau, tôi cho rằng kỳ thi giáo viên giỏi thực sự là một cơ hội lớn cho việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, một sân chơi bổ ích để thầy cô giáo thỏa mãn những tìm tòi, sáng tạo và trải nghiệm.

Trước hết, nhìn rộng ra, chúng ta thấy rằng để có thể đạt được giáo viên giỏi thì thầy cô giáo không phải chỉ dạy có một tiết mà phải lần lượt trải qua ba vòng thi chặt chẽ và bài bản: vòng thi sản phẩm nghiên cứu khoa học ứng dụng, vòng bảo vệ sản phẩm nghiên cứu và vòng trực tiếp giảng dạy một tiết học.

Ngoài ra, nhìn sâu vào ba hạng mục và 12 tiêu chí trong phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy giỏi thì hạng mục đánh giá Hoạt động của học sinh chỉ chiếm 40% tổng điểm của cả tiết dạy.

Từ đây, chúng ta có thể nói rằng để vượt qua cả ba vòng này thì đòi hỏi người giáo viên phải kỳ công tìm kiếm tư liệu, nghiêm túc thiết kế nghiên cứu và kế hoạch bài dạy, ngoài ra họ còn phải có kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng đứng và xử lý những tình huống sư phạm trước một môi trường mới lạ...

Chỉ bằng đấy thôi cũng đã cho thấy công sức và tầm và tài năng của người đi thi giáo viên giỏi. Cho nên không thể nhìn nhận một cách phiến diện rằng giáo viên dạy giỏi thực chất là diễn giỏi.

Quả thật, ở đâu đó, một số cá nhân khi mới nắm bắt thông tin thì cho rằng nên bỏ kỳ thi giáo viên giỏi các cấp. Nhưng nếu đặt ngược lại vấn đề chúng ta thấy trường học nếu không dạy và thi dạy giỏi thì dạy như thế nào và thi gì? Giáo viên khi đi dạy nếu không nỗ lực dạy cho giỏi thì nỗ lực cho cái gì?

Một cách làm hay

Để kết thúc vấn đề này, tôi xin chia sẻ một cách làm hay đến từ ban giám hiệu của Trường THPT Ninh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Theo thầy Hoàng Văn Tý, hiệu trưởng nhà trường: "Hằng năm chúng tôi căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường để xác định mục tiêu, cách thức tổ chức kỳ thi giáo viên giỏi.

Chẳng hạn, vài năm trở lại đây chúng tôi đã tổ chức kỳ thi soạn giảng E- Learning thay cho kỳ thi giáo viên giỏi truyền thống để vừa thúc đẩy chuyển đổi số trong trường học, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên lại vừa có thể đánh giá một cách khách quan chất lượng tiết dạy của giáo viên, mức độ học tập của học sinh".

Giáo viên dạy giỏi hay 'giáo viên diễn giỏi'?

Kết thúc tiết thi giáo viên dạy giỏi, tôi nhận được phản hồi từ học trò: "Cô ơi! Hôm nay cô dạy không hay như thường ngày. Cứ mỗi lần có giáo viên vào dự giờ là em thấy tiết học khác lắm. Cô đừng cho giáo viên khác vào dự nữa...".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar