25/11/2022 13:00 GMT+7

Nỗi buồn chiến tranh lần đầu lên sàn kịch

ĐỨC TRIẾT
ĐỨC TRIẾT

TTO - Lần đầu tiên, những nhân vật của tiểu thuyết 'Nỗi buồn chiến tranh' nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh bước lên sàn kịch, có thêm một đời sống mới bên ngoài trang sách.

Nỗi buồn chiến tranh lần đầu lên sàn kịch - Ảnh 1.

Diễn viên Tiến Lộc có những giây phút xuất thần lột tả chiều sâu nội tâm nhân vật Kiên trong vở Trái tim người Hà Nội - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Chiến tranh, hòa bình, vào đại học hay đi bộ đội nó khác nhau nhiều đến thế hay sao? Thế nào là một cuộc đời tốt, một cuộc đời xấu? 

Tình nguyện vào bộ đội ở tuổi 17 sẽ cao thượng hơn là vào đại học ở tuổi 17 ư? 

Đó là những đối thoại về chiến tranh - thời cuộc, sự sống - cái chết, tình yêu - lý tưởng... của đôi tình nhân Phương - Kiên - từ khi ở tuổi 17 cho đến lúc bước vào tuổi xế chiều - trong vở kịch Trái tim người Hà Nội được Nhà hát Kịch Hà Nội công diễn tại Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 5 - 2022.

Nỗi buồn chiến tranh lần đầu lên sàn kịch - Ảnh 2.

Cảnh đôi tình nhân đạp xích lô trên phố ra ga Văn Điển trong vở Trái tim người Hà Nội - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Những con người "bước ra" từ tiểu thuyết

Cuộc đối thoại được mở ra trong một không gian sân khấu màu xám với tạo hình lủng củng, cũ nát, ngả nghiêng của những bậc thang, ô cửa, ghế đẩu, xe đẩy, cột đèn, loa phường, đàn guitar, khăn rằn, ba lô... 

Tất cả cho người xem hình dung về một Hà Nội thời chiến và một truông Gọi Hồn nơi tuyến lửa. Không gian ấy thêm phần trĩu nặng, u ám khi có những tảng đá treo lơ lửng. Nhưng, bay bổng bên trên là khúc nhạc của những lý tưởng, ước mơ, tình yêu luôn bừng cháy của bao trái tim trẻ tuổi Hà thành...

Và, thật thú vị khi họ chính là những con người "bước ra" từ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, với những gương mặt thân quen như Kiên, Phương, Can - người lính đào ngũ, Hòa - cô giao liên (trong kịch tên Hoa), Sơn - người lính lái xe (trong kịch tên Tùng)...

Có thể thấy, tác giả Phùng Nguyễn đã khéo chắt lọc những lời thoại, chi tiết, câu chuyện quan trọng trong tiểu thuyết để kết nối thành một kịch bản khắc họa khá rõ nét tâm hồn người Hà Nội trong chiến tranh và sau chiến tranh, có cao thượng và hèn nhát, có can trường và buông xuôi, có sáng trong và mê muội...

Từ nền tảng ấy, ở Trái tim người Hà Nội, người lính trinh sát tên Kiên không chỉ xót xa, đau đớn đến bế tắc, cùng quẫn khi đối thoại với đồng đội: "Ở nơi đây có còn là con người hay không?"; với chính bản thân mình: 

"Trái tim tôi có thể thoát khỏi gọng kìm siết chặt của những nỗi buồn chiến tranh?" mà còn có cuộc đối thoại xoay theo hướng khác khi trở về với đời thường. Đó là cuộc đối thoại nảy lửa của anh với Phương và đám bạn không nhập ngũ năm nào (Phú là đại diện - một kẻ bảnh chọe, đểu cáng, ăn chơi)...

Riêng với Phương, vở kịch đã đem đến không ít bất ngờ khi "bẻ lái" cuộc đối thoại, vừa mới tưởng chừng nhấn chìm Kiên trong nỗi đau đớn, giày vò không lối thoát nhưng ngay sau đó đã mở ra cả một bầu trời tình yêu tươi xanh.

Và, đó chính là cuộc đối thoại cuối cùng từ trái tim đến trái tim của những người con Hà Nội: cháy bỏng yêu, cháy bỏng sống, cháy bỏng cống hiến, cháy bỏng bao dung...

Nỗi buồn chiến tranh lần đầu lên sàn kịch - Ảnh 3.

Cảnh trong vở Trái tim người Hà Nội - Ảnh: ĐỨC TRIẾT

Không nhiều thử nghiệm, nhưng giàu sức gợi

Cũng bởi được cảm tác từ Nỗi buồn chiến tranh nên gam màu chính của vở kịch luôn trầm lắng trong dòng đối thoại, triết luận vốn làm nên tiếng vang cho cuốn tiểu thuyết. 

Nhưng len vào đó còn là hình ảnh lãng mạn hiện thực hóa chi tiết đôi tình nhân đạp xích lô trên phố ra ga Văn Điển; là đôi ba tiếng cười nhẹ nhàng từ ông đạp xích lô, bác tuần đường và cả tiếng cười có phần chua chát từ những dị tật bởi chiến tranh đem lại. 

Tuy nhiên, qua âm nhạc và bàn tay của đạo diễn Phùng Tiến Minh, tiếng cười ấy vẫn duyên dáng, thơ mộng, như anh lính lái xe tên Tùng vì ra chiến trường mà bị tật méo mồm nhưng khi cầm đàn và cất tiếng hát về Hà Nội thì lại tròn vành, rung cảm.

Trái tim người Hà Nội không có nhiều thử nghiệm về kịch bản, diễn xuất, dàn dựng, âm thanh, ánh sáng hay thiết kế, có chăng là đôi chút thay đổi khi diễn viên vừa diễn xuất vừa tham gia trực tiếp vào việc giới thiệu ê kíp thực hiện hay dẫn chuyện bằng lời kể hoặc bằng âm nhạc... 

Dẫu vậy, vở vẫn đủ sức chinh phục khán giả phủ kín rạp Công Nhân bằng một kịch bản văn học có chiều sâu, giàu sức gợi cũng như lối diễn xuất chân thực của các diễn viên Thùy Dương, Chí Nhân, Mạnh Hưng, Hường Dương, Hồng Liên...

Đặc biệt, hóa thân vào vai Kiên - một nhân vật có một đời sống cảm xúc phong phú, liên tục đấu tranh giữa lý tưởng và hiện thực đầy phức tạp; Tiến Lộc có những giây phút xuất thần lột tả chiều sâu nội tâm nhân vật qua những cử chỉ, biểu cảm tinh tế, kéo khán giả đồng cảm, sẻ chia...

Vở kịch Trái tim người Hà Nội sẽ được Nhà hát Kịch Hà Nội tiếp tục công diễn lúc 20h các ngày 9 và 10-12 tại rạp Công Nhân, Hà Nội.

Nỗi buồn chiến tranh lần thứ 2 được vinh danh tại Hàn Quốc

TTO - Sau Giải thưởng Simhun tại Hàn Quốc năm 2016 cho tiểu thuyết 'Nỗi buồn chiến tranh', cũng chính tiểu thuyết này lại vừa mang về cho tác giả Bảo Ninh giải thưởng thứ 2 tại xứ sở kim chi - giải thưởng Văn học châu Á.

ĐỨC TRIẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar