07/01/2025 22:08 GMT+7

Nỗi ám ảnh chim va máy bay sau vụ tai nạn của Jeju Air

Mối nguy hiểm của chim trời đối với máy bay một lần nữa được nhấn mạnh sau khi Hàn Quốc xác nhận máy bay Jeju Air gặp nạn khiến 179 người thiệt mạng vừa qua là do va chạm với chim.

Một chú chim va chạm với "ngựa thồ" của Mỹ - Nguồn: MELBOURNE AVIATION

Ngày 7-1, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) họp báo công bố nguyên nhân tai nạn của máy bay thuộc Hãng hàng không Jeju Air hôm 29-12-2024. 

Theo đó, va chạm với chim được chỉ ra là nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn, dựa trên tín hiệu "mayday" (tín hiệu cấp cứu) của phi công và lời khai của các thành viên phi hành đoàn còn sống sót.

Sự việc một lần nữa cho thấy mối nguy hiểm của chim trời đối với máy bay, nhất là khi chim bị hút vào động cơ máy bay.

Chim va máy bay, lực mạnh cỡ nào?

Va chạm giữa chim và máy bay, thường được gọi là "bird strike", là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành hàng không, ảnh hưởng đến an toàn bay và gây thiệt hại kinh tế đáng kể. 

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Wildlife Management, khi một con chim va chạm với máy bay, động năng của nó được truyền trực tiếp lên cấu trúc máy bay. Động năng này được tính theo công thức: Ek= 1/2 mv2.

Trong công thức trên, Ek là động năng, m là khối lượng của chim và v là vận tốc tương đối giữa chim và máy bay.

Do vận tốc được bình phương trong công thức nên tốc độ của máy bay (ảnh hưởng đến vận tốc tương đối giữa chim và máy bay) đóng vai trò quan trọng trong mức độ nghiêm trọng của va chạm. 

Ví dụ, một con chim nặng 5kg va chạm với máy bay ở tốc độ 275km/h sẽ tạo ra động năng tương đương với một vật nặng 100kg rơi từ độ cao 15m. 

Chim 'đụng' máy bay có thể tạo lực mạnh đến bất ngờ    - Ảnh 1.

Chim va chạm với máy bay làm biến dạng phần đầu máy bay - Ảnh: AVIATION24

Ngoài ra, va chạm, áp lực tức thì từ động năng cao có thể tạo ra sóng xung kích, lan tỏa qua các cấu trúc máy bay. Va chạm gây ra hiện tượng rung động hoặc áp lực không đều lên các thành phần máy bay, đặc biệt là cánh và động cơ. 

Flavio Mendonca, phó giáo sư khoa học hàng không tại Đại học Embry-Riddle (Mỹ), cho biết va chạm nghiêm trọng nhất xảy ra khi một hoặc nhiều con chim bị hút vào động cơ máy bay.

“Nếu chim bị hút vào động cơ, máy bay có thể chịu thiệt hại rất lớn", ông nói. Dù một chiếc máy bay phản lực hai động cơ vẫn có thể bay với một động cơ ngừng hoạt động, phi công thường phải quay lại sân bay hoặc tìm nơi hạ cánh an toàn. 

Cụ thể, khi chim bị hút vào động cơ phản lực, các cánh quạt turbine quay ở tốc độ cao, có thể lên đến 10.000 vòng/phút, sẽ gặp khó khăn khi cắt xuyên qua một khối mềm và dính như cơ thể chim. 

Lực cắt không đều có thể làm cánh quạt bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng rung động mạnh. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy cánh quạt hoặc hỏng hóc dây chuyền.

Chim 'đụng' máy bay có thể tạo lực mạnh đến bất ngờ    - Ảnh 2.

Kính máy bay bị nứt vì va chạm với chim - Ảnh: JOHN PELTIER

Đặc biệt, khi chim xâm nhập vào động cơ, sự nén đột ngột của không khí và vật liệu mềm (cơ thể chim) có thể tạo ra sóng xung kích trong buồng đốt của động cơ. Sóng gây ra hiện tượng áp suất không đồng đều, làm giảm hiệu suất động cơ và có thể dẫn đến cháy nổ.

Mối nguy hiểm với ngành hàng không

“Va chạm với chim là mối nguy hiểm đối với ngành hàng không", Hassan Shahidi - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tổ chức An toàn bay (Flight Safety Foundation) - nhận định. Và mối nguy hiểm này xảy ra không chỉ với máy bay thương mại mà còn với tất cả các loại máy bay khác.

Năm 2023, Cục Hàng không liên bang (FAA) nhận được gần 17.200 báo cáo về các vụ va chạm tại Mỹ hoặc trên các chuyến bay của các hãng hàng không Mỹ ở sân bay nước ngoài. 

Tuy nhiên, dữ liệu của FAA cho thấy chỉ một tỉ lệ nhỏ trong các sự cố này là để lại thiệt hại. 

Chim 'đụng' máy bay có thể tạo lực mạnh đến bất ngờ    - Ảnh 3.

Đầu một máy bay bị móp vì va chạm với chim - Ảnh: NZ HERALD

Cụ thể trong năm 2022, chỉ có 695 vụ va chạm dẫn đến hư hỏng máy bay, và chỉ 36 vụ được xác định là gây “thiệt hại đáng kể". Đó là bởi theo FAA, 92% các vụ va chạm xảy ra ở độ cao thấp khi máy bay chưa đạt tốc độ tối đa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của va chạm. 

Hơn nữa, phần lớn các vụ va chạm liên quan đến chim nhỏ, có khối lượng không đủ lớn để gây thiệt hại lớn cho máy bay. 

Ngoài ra, hiện các bộ phận của máy bay, như mũi, cạnh trước cánh và kính buồng lái, được thiết kế để chịu được va chạm với chim có khối lượng nhất định. Kính buồng lái phải chịu được va chạm với chim nặng khoảng 1,8kg mà không bị vỡ. 

Nguy cơ chỉ lớn hơn khi va chạm với chim lớn. Chẳng hạn với ngỗng Canada (nặng 3 - 6kg) hoặc đại bàng (nặng 5 - 7kg) mang động năng lớn, va chạm có thể gây nguy cơ nứt vỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phi công.

Chim 'đụng' máy bay có thể tạo lực mạnh đến bất ngờ    - Ảnh 4.

Nhiều biện pháp đang được triển khai để làm giảm thiệt hại cho máy bay khi va chạm với chim - Ảnh: JBS

Thiệt hại 328 triệu USD

Cũng theo FAA, chi phí từ các vụ va chạm với động vật hoang dã đối với ngành hàng không Mỹ trong năm 2021 được ước tính lên tới 328 triệu USD.

FAA cũng có chương trình giảm thiểu rủi ro từ động vật hoang dã, yêu cầu các sân bay đánh giá nguy cơ và duy trì kế hoạch quản lý rủi ro khi có va chạm lớn.

Shahidi cho rằng các sân bay cần quản lý môi trường sống xung quanh để giảm bớt hoặc loại bỏ cây cối, thực vật thu hút chim, hoặc xử lý các vùng đất ngập nước. Việc thu thập dữ liệu về các loài chim liên quan đến các vụ va chạm cũng rất quan trọng để quản lý rủi ro tốt hơn.

“Nhiều sân bay sử dụng âm thanh để xua đuổi chim, như âm thanh báo động, tiếng nổ pháo hoặc âm thanh mô phỏng pháo hoa", Shahidi nói. “Có rất nhiều biện pháp đang được sử dụng để quản lý môi trường và hạn chế chim gần sân bay".

Máy bay Vietnam Airlines móp mũi, hỏng rađa do va chạm với... chim

TTO - Va chạm với chim ở vận tốc hơn 400km/h trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, một máy bay Airbus A321 của Vietnam Airlines đã bị móp mũi, hỏng rađa thời tiết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar