07/10/2019 17:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel Y Sinh 2019 vinh danh khám phá về tế bào

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ủy ban Nobel của Viện Karolinska (Thụy Điển) trao giải Nobel 2019 cho ba nhà khoa học khám phá ra cách tế bào cảm nhận lượng oxy và thích ứng với điều đó.

Nobel Y Sinh 2019 vinh danh khám phá về tế bào - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Y Sinh 2019 - Ảnh: AFP

Giải thưởng chia đều cho ba nhà khoa học Peter Ratcliffe thuộc Viện Francis Crick tại London (Anh), William G Kaelin thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Gregg L Semenza thuộc Đại học Hopkins (Mỹ).

"Các khám phá của những người đoạt giải Nobel năm nay hé lộ cơ chế của một trong những tiến trình thích nghi thiết yếu nhất của sự sống" - Ủy ban Nobel của Viện Karolinska cho biết trong tuyên bố trao giải chiều 7-10, giờ Việt Nam.

Cả ba sẽ chia nhau giải thưởng trị giá khoảng 913.000 USD.

Theo Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, các loài sinh vật cần oxy để duy trì sự sống và con người đã nhận thức được tầm quan trọng của oxy từ nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, cách mà tế bào thích nghi với các lượng oxy khác nhau vẫn là điều bí ẩn.

"Họ đã thiết lập nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về mức độ oxy ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và chuyển hóa tế bào. Những khám phá của họ cũng mở đường cho những chiến lược mới đầy hứa hẹn để chống thiếu máu, ung thư và nhiều bệnh khác" - tuyên bố trao giải viết.

Trước đó, tổ chức Clarivate Analytics phân tích các trích dẫn hàn lâm từ hơn 34.000 nguồn tài liệu trong năm qua cho thấy các vấn đề liên quan đến tế bào gốc và ung thư được quan tâm bậc nhất trong lĩnh vực y tế.

Trong mùa giải năm nay, nhiều tiêu chuẩn đề cử và đánh giá đã thay đổi. "Chúng tôi cần phải mở rộng tầm nhìn hơn. Trước đây chúng tôi nhìn tập trung vào khu vực châu Âu trong lĩnh vực văn học, bây giờ chúng tôi nhìn ra khắp thế giới.

Trước đây cái nhìn của chúng tôi cũng thiên về nam giới, còn bây giờ chúng tôi có nhiều nữ văn sĩ thực sự tuyệt vời" - ông Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, cho biết.

Trong thư ngỏ năm nay, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska cũng khuyến khích các nhà khoa học đề cử ứng viên đa dạng hơn, kêu gọi đề cử các ứng viên thuộc mọi giới tính, xuất thân, chủ đề... Năm ngoái, viện cũng thay đổi nhân lực khi số lượng phụ nữ được bầu vào viện nhiều hơn.

"Chúng ta đang chứng kiến sự đầu tư khổng lồ vào khoa học hiện nay ở Đông Á, và chúng ta đang có nhiều ứng viên Đông Á được đề cử hơn bất cứ lúc nào" - ông Olsson nói.

Trong tuần này, giải Nobel bắt đầu công bố từ giải y sinh vào hôm nay 7-10. Các giải vật lý, hóa học, văn chương, hòa bình sẽ lần lượt công bố vào các ngày tiếp theo, trong khi giải kinh tế sẽ có tên người chiến thắng vào ngày 14-10. Riêng giải Nobel văn học, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển năm nay sẽ trao "bù" giải năm 2018 bị hoãn.

Câu trả lời còn thiếu

Trước đây, người ta đã biết rằng khi cơ thể không đủ oxy sẽ làm tăng hormone erythropoietin (EPO) để thúc đẩy việc sản xuất hồng cầu - những tế bào vận chuyển oxy của cơ thể. Nhưng không ai biết cơ chế nào kích hoạt phản ứng này.

Phát hiện của bộ ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y sinh năm nay đã trả lời câu hỏi đó.

Họ phát hiện ra rằng cơ chế cảm nhận oxy xuất hiện trong gần như mọi tế bào, không chỉ ở tế bào thận nơi sản sinh EPO. Và khi mức oxy trong máu thấp, còn gọi là hypoxia, một loại phức hợp protein gọi là tác nhân cảm ứng hypoxia (HIF) sẽ tăng lên.

Trong các điều kiện thông thường, HIF biến mất rất nhanh nhưng lại được bảo vệ trong môi trường thiếu oxy. Quan trọng là phức hợp này gắn với một phần DNA gần gene điều khiển EPO.

Các nghiên cứu của họ cho thấy khi mức oxy cao, tế bào chứa rất ít HIF. Nhưng khi mức oxy thấp, lượng HIF tăng lên để gắn vào ADN có thể kết nối và điều chỉnh gene EPO cũng như các gene khác có phần ADN gắn kết với HIF.

Sức ảnh hưởng của khám phá này rất lớn bởi phản ứng của cơ thể với sự thay đổi mức oxy liên quan đến nhiều thứ, từ việc tập thể dục cho đến sự phát triển của phôi thai.

Nó cũng liên quan đến một số căn bệnh khiến bệnh nhân có ít EPO hơn và thiếu máu trầm trọng. Trong ung thư, các khối u thường sử dụng cơ chế liên quan đến oxy để kích thích sự phát triển các mạch máu mới, một lĩnh vực đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Ngoài ra, theo hội đồng trao giải Nobel, cơ chế thích ứng của tế bào với các mức oxy cũng giải thích việc các loài động vật có thể sinh sống tại nhiều khu vực có độ cao khác nhau.

"Là một nhà khoa học, tôi biết rằng nếu mình nhận được cuộc gọi lúc 5h sáng với số điện thoại rất nhiều số, đó đôi lúc sẽ là tin rất tốt, và tim tôi bắt đầu đập liên hồi. Mọi chuyện quá sức tưởng tượng"

Nhà khoa học William Kaelin chia sẻ khoảnh khắc được thông báo nhận giải Nobel

Nhà khoa học William Kaelin là Giáo sư y khoa tại Đại học Harvard. Ông từng được trao giải thưởng Lasker cho nghiên cứu y học cơ bản năm 2016 và Giải thưởng Khoa học Ung thư ASCO 2016. Phòng thí nghiệm của ông nghiên cứu các protein ức chế khối u.

Nhà khoa học Gregg Semenza là Giáo sư khoa ung thư, hóa học sinh học và y học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins.

Trong khi đó, ông Peter Ratcliffe là bác sĩ người Anh, đồng thời là nhà sinh học tế bào và phân tử nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các phản ứng của tế bào đối với tình trạng thiếu oxygen. Ông còn là thành viên Học viện Francis Crick ở London (Anh).

Từ năm 1901 đến 2018, đã có 216 lần giải Nobel Y học được trao, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này.

Chiều nay công bố Nobel: sẽ đa dạng, nữ tính hơn?

TTO - Cũng như mọi năm, việc dự đoán các giải thưởng Nobel năm nay diễn ra sôi nổi, trong đó giải Nobel văn học gây nhiều chú ý vì sẽ có đến 2 giải được trao, Nobel y học được cho là sẽ vinh danh các nghiên cứu liên quan tế bào gốc và ung thư...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar