12/10/2020 17:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel Kinh tế về tay 2 nhà kinh tế nghiên cứu lý thuyết đấu giá

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Giải Nobel Kinh tế 2020 đã về tay hai nhà kinh tế Mỹ là Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson với nghiên cứu “sáng tạo những công thức đấu giá mới”.

Nobel Kinh tế về tay 2 nhà kinh tế nghiên cứu lý thuyết đấu giá - Ảnh 1.

Các chuyên gia đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay đã bắt đầu với một lý thuyết nền tảng, sau đó sử dụng các kết quả thu được vào ứng dụng thực tiễn, giúp nó lan tỏa toàn thế giới. Các phát hiện của họ đã đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

Chủ tịch Ủy ban giải Nobel Kinh tế Peter Fredriksson

Các nhà kinh tế thắng giải năm nay đã nghiên cứu cách thị trường đấu giá hoạt động. Họ cũng sử dụng hiểu biết của mình để thiết kế các mô hình đấu giá mới cho các loại hàng hóa và dịch vụ khó bán theo cách cổ điển, ví dụ như sóng phát thanh.

Các thương gia, người mua và cơ quan thuế trên toàn thế giới đều hưởng lợi từ những đóng góp trên. 

Vì mỗi người luôn muốn bán với giá cao hơn và mua với giá rẻ nhất, mọi vật hiện nay đều được qua tay với hình thức đấu giá. Không chỉ các vật dụng trong gia đình, đồ cổ hay tác phẩm nghệ thuật, cả chứng khoán, khoáng sản và năng lượng đều có thể mua bán bằng hình thức này. 

Sử dụng lý thuyết đấu giá, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu hệ quả từ các quy định khác nhau về ngã giá và chốt giá.

Nhà kinh tế Robert Wilson đã phát triển lý tuyết đấu giá đối với các vật dụng có giá trị chung (common value), tức các giá trị không được xác định từ đầu nhưng được tất cả mọi người đồng ý sau khi chốt. 

Điển hình, giá hợp đồng tương lai của sóng phát thanh hoặc sản lượng quặng tại một địa điểm cụ thể. Ông Wilson cho thấy các nhà đấu giá thường ra giá thấp hơn so với giá trị chung họ ước lượng.

Khi xã hội dần phát triển, nhiều loại hàng hóa phức tạp hơn ra đời, chẳng hạn như vị trí trong bãi đậu máy bay.

Để đáp ứng nhu cầu định giá cho chúng, các nhà kinh tế Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson đã sáng tạo ra hình thức đấu giá mới, trong đó bán đấu giá đồng thời nhiều hàng hóa có liên quan với nhau. 

Phương pháp này dựa trên lý thuyết rằng người bán được động viên bởi các lợi ích xã hội lớn hơn doanh thu tối đa. 

Vào năm 1994, Mỹ là chính quyền đầu tiên sử dụng phương pháp trên đế bán sóng phát thanh cho các nhà mạng viễn thông. Kể từ đó, nhiều quốc gia khác đã học theo cách làm này.

Giải Nobel kinh tế có tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel.

Giải Nobel Kinh tế thường được trao cho các nghiên cứu về bất bình đẳng, tâm lý học trong kinh tế, các mô hình đấu giá, sức khỏe nền kinh tế hay thị trường lao động. Đây là giải thưởng cuối cùng trong mùa giải Nobel năm nay.

Năm 2019, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba kinh tế gia vì những nghiên cứu nhằm cải thiện tình trạng nghèo đói toàn cầu.

Các nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer cho biết nghiên cứu của họ nhằm "đảm bảo công cuộc chiến đấu với đói nghèo có căn cứ khoa học".

Toàn cảnh giải Nobel 2020

TTO - Mùa Nobel bắt đầu vào tháng 10 mỗi năm khi các ủy ban ở Thụy Điển - Na Uy xướng tên những người đoạt giải trong nhiều hạng mục cho những nhà khoa học, tác giả, và nhà hoạt động đóng góp lớn lao cho sự tiến bộ chung của nhân loại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Chú chó ở thị trấn Hunt sống sót nhờ chui vào máy giặt - câu chuyện truyền cảm hứng hiếm hoi đã được xác thực giữa nhiều tin tức giả.

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trong cuộc đua AI tốn kém, xAI của Elon Musk hứa hẹn bứt phá nhờ lợi thế lớn nhất: khối tài sản khổng lồ của tỉ phú giàu nhất thế giới.

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Các công ty dược Trung Quốc đang thách thức vị thế dẫn đầu của phương Tây trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm.

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Tổng thống Emmanuel Macron cam kết tăng thêm 7,6 tỉ USD cho quốc phòng trong 2 năm, nâng ngân sách năm 2027 lên 74,8 tỉ USD.

Tham vọng quốc phòng của ông Macron

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal sẽ là tân Bộ trưởng Quốc phòng, thay cho ông Rustem Umerov, người có thể sẽ là đại sứ tại Mỹ.

Ông Zelensky bổ nhiệm Thủ tướng Shmyhal làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho Tổng thống Donald Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo dục Mỹ. Tuy nhiên đây là một quyết định đầy chia rẽ trong tòa.

Tòa tối cao cho phép ông Trump tiếp tục giải thể Bộ Giáo dục Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar