07/10/2020 17:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel hóa học 2020 về tay 2 nữ tiến sĩ nghiên cứu công nghệ chỉnh sửa gen Crispr-Cas9

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Nobel hóa học 2020 đã về tay 2 nhà khoa học nữ nghiên cứu phát triển công nghệ chỉnh sửa gen là tiến sĩ Emmanuelle Charpentier và tiến sĩ Jennifer A. Doudna.

Nobel hóa học 2020 về tay 2 nữ tiến sĩ nghiên cứu công nghệ chỉnh sửa gen Crispr-Cas9 - Ảnh 1.

Tiến sĩ Emmanuelle Charpentier (trái) và tiến sĩ Jennifer A. Doudna - Ảnh: AFP

"Giải thưởng năm nay dành cho việc viết lại bộ mã của sự sống", ông Goran K. Hansson, tổng thư ký Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, phát biểu khi vinh danh các nhà khoa học hôm 7-10.

Cả 2 nữ tiến sĩ đều là người khám phá ra Crispr-Cas9, một công cụ chỉnh sửa gen cho phép các nhà nghiên cứu thay đổi ADN của động vật, cây cối và vi sinh vật với độ chính xác cao.

"Công nghệ này đã tạo ra ảnh hưởng tiên phong trong các ngành khoa học nghiên cứu về cuộc sống, đóng góp cho các phương pháp điều trị ung thư mới và có thể biến giấc mơ chữa trị các căn bệnh di truyền thành hiện thực", ủy ban công bố giải Nobel nhận định.

Bà Emmanuelle Charpentier, 52 tuổi, là tiến sĩ và chuyên gia nghiên cứu người Pháp làm việc trong ngành vi sinh, di truyền và hóa sinh. Kể từ năm 2015, bà đã trở thành giám đốc của Viện Sinh học nhiễm trùng Max Planck tại Berlin, Đức. Năm 2018, bà đã thành lập một viện nghiên cứu độc lập - Đơn vị Max Planck chuyên nghiên cứu về mầm bệnh.

Bà Jennifer Anne Doudna, 56 tuổi, là một nhà nghiên cứu sinh hóa người Mỹ được biết đến nhờ vai trò dẫn đầu trong công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR). Bà là giáo sư đầu ngành tại Trung tâm khoa học y tế và sinh học Li Ka Shing của ĐH California, Berkeley, Mỹ.

Tiếp theo, giải Nobel văn học 2020 sẽ được công bố vào ngày 8-10 tại Thụy Điển, trong khi giải Nobel hòa bình sẽ được công bố một ngày sau đó ở Na Uy.

Năm 2019, các nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino đến từ Mỹ, Anh và Nhật Bản đã được vinh danh nhờ công trình phát triển pin lithium-ion.

Pin lithium-ion đã cách mạng hóa cuộc sống hiện đại và được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động, laptop đến xe điện. Các nhà khoa học đoạt giải đã đặt nền tảng cho một xã hội không dây, không nhiên liệu hóa thạch.

Nobel Vật lý vinh danh nghiên cứu hố đen vũ trụ

TTO - Ba nhà khoa học Roger Penrose, Reinhard Genzel và Andrea Ghez đã được xướng tên cùng nhận giải Nobel vật lý 2020 vì các công trình nghiên cứu liên quan hố đen vũ trụ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar