09/10/2022 11:28 GMT+7

No lòng với quán ăn 5.000, 10.000 đồng

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Giữa thời bão giá, với khoản tiền chỉ đủ mua một quả trứng vịt - 5.000 đồng, giữa thành phố Đà Nẵng và nhiều vùng quê Quảng Nam vẫn tồn tại những quán ăn rẻ tiền, rẻ bạc mà giàu nghĩa tình

No lòng với quán ăn 5.000, 10.000 đồng - Ảnh 1.

Khách nườm nượp ăn bún 5.000 đồng tại quán ăn trên đường Lê Quang Sum, Đà Nẵng

Quán ăn "5K" ở Đà Nẵng nằm sát đường ray xe lửa trên đường Lê Quang Sum. Mới 7h sáng, khách đã kéo ghế ngồi chật kín mà đa số là giới trẻ, thanh niên, học sinh, người lao động.

"5K ướt, 7K khô, ai ăn mời zô!"

"Cho em bún mắm ướt 5K, bún khô 5K và thêm ly sữa đậu nành", cô gái trẻ gọi món khi người phục vụ tới. 

Chỉ chưa đầy vài phút sau, hai tô bún bốc khói kèm một ly sữa đậu nành đã đặt trước bàn. Ăn ngon miệng, cô gái trẻ rút trong ví tờ 10.000 đồng và một tờ 5.000 đồng cho bữa sáng "rẻ như bèo" của mình mà không cần phải hỏi lại giá cả.

9h sáng, quán chật nêm như củi. Rất nhiều tài xế Grab, shipper sau cuốc hàng sớm cũng ghé vô quán ăn. Quán không có bảng giá, cũng chẳng có tên mà vẫn đông lạ thường. 

Như sự mặc định, tất cả khách đến chỉ việc ngồi xuống, chọn món và ăn xong thì rút tiền ra trả theo số tô mà chẳng cần quan tâm tới giá. Cứ mỗi tô 5.000 đồng, nếu khách muốn ăn "sang" hơn thì sẽ đề nghị chủ quán thêm bún, nước lèo, thịt, tôm...

Tưởng rằng quán ăn như tặng mà chúng tôi tìm tới ở Đà Nẵng đã là hiếm. Nhưng nhiều người bạn ở Quảng Nam còn rỉ tai cho chúng tôi một loạt các quán "bao no" mà giá... khỏi lo. 

Buổi chiều muộn, ông Đặng Ngọc Dũng một mình lụi cụi trong gian bếp củi ở quán mì Quảng nằm đối diện trụ sở UBND thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Phần lớn các hàng quán hiện nay đều đã nấu bằng gas, điện thì quán ông Dũng vẫn cay xè mắt ngồi nhóm lửa.

Thầy giáo Vũ Vân - giáo viên Trường THCS Quế Minh - chạy xe máy tấp vô quán rồi ngồi xuống gọi món. Biết khách quen ưa ăn nhiều mì nên ông Dũng khệ nệ bưng ra một tô mì gà vun đầy, thơm phức. Ăn no bụng, thầy giáo Vân đứng lên rút tờ 10.000 đồng ra trả.

Chúng tôi gọi một tô mì Quảng thịt gà và cũng rất bất ngờ khi lấp đầy cái bụng rỗng mà cũng chỉ phải trả 10.000 đồng như tất cả các vị khách khác. 

Ông Đặng Ngọc Dũng bảo rằng mức giá này là giá mới, được "điều chỉnh tăng" sau khi dịch COVID-19 đi qua. Việc tăng giá cũng được giải thích bằng lý do rất phi lý... là "tăng vì áp lực của khách".

No lòng với quán ăn 5.000, 10.000 đồng - Ảnh 2.

Ông Đặng Ngọc Dũng đang nấu nước lèo bằng củi - cách để giảm giá bán - Ảnh: B.D.

Quán "rẻ như tặng" hơn nửa thế kỷ

"Tui bán mì Quảng từ năm 1968 tới nay, từ ngày còn thanh toán bằng tiền xu tới chừ (giờ). Cũng nhờ mì Quảng mà vợ chồng làm được nhà, nuôi được con thành đạt. Giờ nhà chỉ còn hai ông bà già làm loanh quanh ri cho vui", ông Dũng nói.

Nhiều người dân ở Quảng Nam đều biết quán mì ông Dũng với thương hiệu "Mì bà A". Bà A là mẹ vợ của ông, còn vợ ông tên thật Huỳnh Thị Hương nhưng thường gọi là Cúc. Tới Quế Sơn ăn mì, mọi người đều hỏi quán mì bà A hơn là danh gọi mì bà Cúc. 

Ông Dũng cho biết quán mì Quảng tuổi đời "từ trước giải phóng" của gia đình ông do mẹ mình là bà A nhóm bếp, gầy dựng và truyền lại cho vợ chồng ông tới nay. Mỗi ngày ông lấy vào hơn 100kg mì sợi và bán hết vèo chỉ trong nửa buổi sáng.

Theo ông, mấy chục năm qua quán thay đổi giá nhiều lần, nhưng mỗi lần đổi giá phải ít nhất... cả chục năm mới tăng lại. Ban đầu quán bán chỉ bằng tiền xu, khi ông lấy vợ về rồi sau thì tăng dần, lúc lên 700 đồng, tới 2.000 đồng và duy trì mức giá 5.000 đồng hơn chục năm. 

Vài năm trước, khi đời sống người dân khấm khá lên thì mức giá được niêm yết lại, tăng lên 7.000 đồng. Điều rất lạ lùng, theo ông Dũng, là trước dịch khách ăn một tô mì họ sẵn sàng trả 7.000 đồng nhưng sau khi dịch qua thì quán ông trở nên vắng lặng.

"Tui cũng không hiểu vì lý do chi. Sau đi hỏi mấy người thì họ mới bảo là dịch qua khiến giá cái chi cũng tăng, xăng lên mấy chục ngàn đồng một lít, giá bột mì và gạo đều lên mà bán chỉ 7.000 đồng thì không thể có lãi. Khách họ ngờ vực nên tui bàn với vợ tăng lên 10.000 đồng, khách bỗng quay trở lại ăn đông kín như trước", ông Dũng cười nói.

Nhưng giá "sale sập sàn" của quán mì bà A ở thị trấn Đông Phú chưa phải đã "rẻ vô đối" mà vẫn còn một quán khác trên cùng một khoảng cách không xa. Chúng tôi được bà con mách nước thêm một địa chỉ khác và khẳng định quán này chỉ bán đúng mức 5.000 đồng cho một tô mì bao no. 

Hóa ra quán siêu rẻ này có thật, nó nằm ngay trên tuyến đường rẽ vào các khu dân cư ở thôn Phước Thượng, xã Quế Thuận (Quế Sơn, Quảng Nam).

Bà Nguyễn Thị Mười, vị chủ quán quen thuộc của giới du lịch phượt khắp cả nước, nói khách đến ăn quá đông nên quán hết mì. 

Nhìn bên ngoài, quán mì Quảng bà Mười dựng một tấm bảng hiệu khá sơ sài: mì Quãng (Quảng) bình dân. Bức tường xây quanh quán có lẽ đã được làm từ mấy chục năm về trước nên dòng chữ thợ đắp bằng hồ "phong cách thập niên 1980" cũng bị rêu bám xám xịt, hồ tróc lỗ chỗ.

"To cũng 5.000 đồng mà nhỏ cũng 5.000 đồng. Tui bán đổ đồng như thế cho người ta dễ ăn, giá từ hồi xưa tới chừ (giờ) mình thu thế riết rồi quen, vừa rồi phải nâng giá lên là bất đắc dĩ" - bà Mười nói và cũng kể câu chuyện y hệt "hoàn cảnh" ông Dũng bên quán mì bà A: sau dịch khách bỏ quán không ăn nữa vì "hoài nghi" nên buộc lòng phải tăng giá. 

"Tui tăng mỗi tô lên 7.500 đồng. Thực ra tăng thế này là vì chiều khách chứ tui bán 5.000 đồng như lâu nay mình "bốc" (phục vụ) quen mức giá đó rồi, nên bán tăng lên 2.500 đồng/tô chưa quen", bà Mười cười.

Và những chủ quán còn nói nhỏ riêng với tôi là khi nhìn bà con lao động ít tiền vui vẻ ăn no bụng là vui rồi, đó là "khoản lời" lớn nhất để họ giữ lửa bếp suốt bao năm qua...

Khách du lịch cũng ghé

Bà Mười bảo rằng mức giá bà bán mỗi tô mì 5.000 đồng được duy trì từ cả chục năm qua, vợ chồng bà dựa vào quán này để nuôi đàn con khôn lớn.

Theo bà, do quán rẻ vô đối nên khách quanh huyện Quế Sơn tới ăn từ sáng đến tối, nhưng ngoài lượng khách này, quán còn có khách du lịch phượt, giới trẻ nghe danh quán "5K" nên tò mò tìm tới.

Bí quyết "quán siêu rẻ"

mi1 (002) tbd 1(Read-Only)

Tô mì Quảng bao no, giá rẻ khó tin ở quán mì bà A đối diện thị trấn Đông Phú, Quế Sơn (Quảng Nam) - Ảnh: B.D.

Chủ các quán ăn "bao rẻ" như bà Ty dọc đường tàu trên đường Lê Quang Sum (Đà Nẵng) hay mì bà A, quán mì bình dân của bà Mười đều khẳng định họ "quen" tay với mức giá 5.000 đồng/suất ăn chứ không phải không ham lợi nhuận.

Cũng nhờ bán giá rẻ mà họ có được sự ủng hộ của bà con, rồi khách du lịch từ xa tìm tới, trong khi các quán khác bán giá cao mà số lượng ít thì ngược lại các quán này khách đông, duy trì ổn định giúp họ bù lại chút đỉnh.

Để "tiết giảm" chi phí đầu vào, chủ các quán ăn 5.000 đồng cho biết họ lấy nhà cửa làm mặt bằng buôn bán, đun nấu bằng củi gỗ tự xin được từ các quán đóng đồ mộc, người làm cũng chủ yếu là các thành viên trong gia đình.

"Ai cũng hỏi bán 7.000 - 10.000 đồng giữa thời bão giá ri răng mà có lãi nổi. Thực tình lâu nay vợ chồng tui bán vậy vẫn có lãi. Mình tự đi kiếm củi, nguyên liệu thì mua của bà con nên giá thấp, bán mỗi ngày kiếm vài trăm ngàn là thấy đủ rồi, có nhiều thì tiêu nhiều mà ít thì mình tiêu xài ít thôi, vui là được", ông Dũng nói.

Quán cơm xứ Phan Rang chỉ bán 'nụ cười'

TTO - Với thông điệp "cứ cho đi để nhận nụ cười", suốt 7 năm qua, quán cơm 2.000 đồng (số 36A Ngô Gia Tự, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) luôn đỏ lửa, tiếp sức những mảnh đời nghèo khó có được bữa cơm ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar