04/05/2024 12:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ni sư từng khoác áo lính ở chiến trường Điện Biên Phủ minh mẫn ở tuổi 110

Năm 1952, khi 38 tuổi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ni sư Thích Đàm Thảo đã tạm cởi áo nâu, khoác áo lính tham gia đội quân chống Pháp, làm công tác y tế tại Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ni trưởng Thích Đàm Thảo (thứ hai từ trái qua) có lẽ là chiến sĩ Điện Biên Phủ cao tuổi nhất hiện còn sống - Ảnh: Ban TTTT GHPGVN tỉnh Hải Dương

Ni trưởng Thích Đàm Thảo (thứ hai từ trái qua) có lẽ là chiến sĩ Điện Biên Phủ cao tuổi nhất hiện còn sống - Ảnh: Ban TTTT GHPGVN tỉnh Hải Dương

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ni trưởng Thích Đàm Thảo tròn 110 tuổi, có lẽ là chiến sĩ Điện Biên Phủ cao tuổi nhất hiện còn sống.

Ni trưởng hiện đang trụ trì tại tổ đình Sùng Phúc (xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).

Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương do thượng tọa Thích Thanh Vân - ủy viên Hội đồng Trị sự, trưởng ban - dẫn đầu vừa đến tổ đình Sùng Phúc thăm hỏi vị ni trưởng khả kính.

Một thời những nhà tu hành ra mặt trận

Thượng tọa Thích Thanh Vân vui mừng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online tình hình sức khỏe còn rất tốt của ni trưởng Thích Đàm Thảo.

Tuy đã 110 tuổi nhưng giọng nói của ni trưởng vẫn rất minh mẫn, sức khỏe còn tốt dù hai năm gần đây đi lại khó khăn sau lần bị ngã.

Thượng tọa Thích Thanh Vân cho biết ni trưởng Thích Đàm Thảo sinh năm 1914 tại Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1920, mới 6 tuổi, ni trưởng xuất gia tu học tại tổ đình Hương Tích - chùa Hương (Hà Tây cũ, nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội) với Tổ Thích Thanh Tích.

Năm 1952, theo lời kêu gọi kháng chiến, ni sư cùng với nhiều nhà tu hành khác tại miền Bắc đã tạm cởi áo cà sa khoác áo lính, tham gia trong đội quân chống Pháp với vai trò phục vụ y tế.

Thượng tọa Thích Thanh Vân cho biết thời ấy có khá nhiều nhà tu hành đã nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ, của cách mạng tạm cởi áo tu ra chiến trường phụng sự Tổ quốc.

Chính thầy của ông là hòa thượng Minh Luân ở chùa Đồng Cao (Hải Dương) cũng cho hai "sư bác" đi bộ đội, như truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam ngàn năm qua.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ni sư Thích Đàm Thảo làm nhiệm vụ y tế, chăm sóc thương bệnh binh tại đồi A1.

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (1954), ni sư trở về tiếp tục tu hành tại tổ đình Hương Tích.

Thượng tọa Thích Thanh Vân chia sẻ về cuộc đời của ni trưởng Thích Đàm Thảo, khi đến thăm viếng vị ni trưởng khả kính dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: Ban TTTT GHPGVN tỉnh Hải Dương

Thượng tọa Thích Thanh Vân chia sẻ về cuộc đời của ni trưởng Thích Đàm Thảo, khi đến thăm viếng vị ni trưởng khả kính dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: Ban TTTT GHPGVN tỉnh Hải Dương

Nhà tu hành hơn 100 năm chăm lo việc đạo việc đời

Trước đó, năm 1951, ni sư đã được tháp tùng hòa thượng Thích Tố Liên tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới lại Colombo (Sri Lanka), mang lá cờ Phật giáo thế giới về Việt Nam và nay là đạo kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tới năm 1961, ni sư về trụ trì tổ đình Sùng Phúc cho đến ngày nay.

Ngoài việc đạo, từ năm 1964, ni sư còn tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Hưng (cũ) và nhiều hoạt động xã hội, từ thiện tốt đời đẹp đạo.

Nhà tu hành được tấn phong ni trưởng (giống chức sắc hòa thượng ở các vị tăng) và được bầu làm Chứng minh Phân ban Ni giới Trung ương thuộc Ban Tăng sự Trung ương, Chứng minh Phân ban Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương.

Đến nay ni trưởng Thích Đàm Thảo đã được trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.

Trong 110 năm cuộc đời của ni trưởng, trừ đi 6 năm còn nhỏ chưa xuất gia và 2 năm tạm cởi áo nhà tu ra mặt trận, thì vẫn còn hơn 100 năm dành trọn cho việc đạo và đời.

Phục dựng ảnh những anh hùng Điện Biên Phủ, nhóm bạn trẻ muốn nói lời tri ân

Vận dụng công nghệ và tài năng của giới trẻ để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc là phương châm của Team Lee, nhóm những bạn trẻ phục dựng ảnh của các anh hùng từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar