10/01/2025 15:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi?

Trên các diễn đàn mạng xã hội đang diễn ra rất nhiều ý kiến tranh luận nhường hay không nhường đường cho xe ưu tiên.

Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi? - Ảnh 1.

Xe cấp cứu chuyển bệnh nhân trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Nghị định 168 có hiệu lực từ 1-1-2025, mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng nhiều lần so với trước đó. Trong đó người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với xe máy, và 18-20 triệu đồng đối với ô tô.

Và đây là một trong những lý do khiến dân mạng cảm thấy quan ngại trước ý kiến cho rằng thà không nhường đường cho xe cấp cứu còn hơn mất 20 triệu vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.

Bạn đọc Trương Nhất Vương gửi đến Tuổi Trẻ Online bài viết chia sẻ ý kiến quanh vấn đề này.

Nhường đường cho xe ưu tiên: không quá khó

Trong những ngày đầu năm mới, khi nghe mức phạt các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ tăng cao, tôi cũng rất sợ bị phạt.

Và khi nghe nhiều ý kiến tranh luận về chuyện nhường hay không nhường đường cho xe ưu tiên, tôi thấy rất trăn trở.

Nhưng với tôi, vẫn có cách tránh để mình không rơi vào hai hoàn cảnh trên.

Tham gia giao thông đúng luật: Mỗi người trong gia đình, anh em, bạn bè và vợ tôi thường nhắc khi đi đường phải tuân thủ luật pháp để tránh việc vướng vào vi phạm và bị xử phạt.

Và chuyện lái xe đi đúng luật để tránh bị phạt không phải quá khó.

Như khi đi ô tô, lái xe chỉ việc điều khiển chiếc xe đi đúng phần đường, làn đường quy định. Chịu khó để ý quan sát nếu làn đường mình có chướng ngại vật thì giảm tốc độ, hoặc dừng lại nhường đường.

Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: Muốn dừng, đỗ, hay chuyển hướng quay đầu phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn, đảm bảo an toàn cho người và xe khác.

Tuyệt đối không phóng nhanh, giành đường vượt ẩu, tuân thủ quy định về tốc độ trong và ngoài khu đông dân cư; tốc độ từng làn trên đường cao tốc; tuân thủ tín hiệu đèn và người điều khiển giao thông…

Với xe gắn máy, xe đạp, xe có tốc độ chậm đi sát vào làn bên phải theo chiều di chuyển, không được đi hàng năm, hàng ba, dàn hàng ngang trên đường...

Tất cả người lái xe khi nghe tiếng còi xe ưu tiên hãy giảm tốc độ, đi sát vào lề đường bên phải hoặc dừng lại nhường đường nếu thấy việc dừng lại sẽ tạo khoảng trống an toàn để xe ưu tiên đi qua an toàn.

Đừng trở thành vật cản cho xe ưu tiên

Luật Giao thông đường bộ quy định: Xe ưu tiên gồm xe chữa cháy của cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy; xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu...

Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và xe trên đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường…, không được gây cản trở.

Như vậy, việc xe ưu tiên xuất hiện trên đường không phải đường đột, mà tất cả đều có đèn báo hiệu và còi hụ với âm thanh và âm lượng lớn.

Người đi đường đều nghe, đều thấy từ rất xa, không có lý do gì để không giảm tốc độ hoặc không dừng lại nhường đường.

Mỗi người hãy tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và tham gia giao thông có trách nhiệm, có văn hóa.

Đừng để mình trở thành vật cản đường xe cứu thương, xe chữa cháy hay bất cứ xe ưu tiên nào. Đừng vì bất cứ lý do gì để mình phải đứng trước lựa chọn nhường hay không nhường đường.

Việc các xe dàn hàng ngang, đi hàng năm, hàng ba trên đường, mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy chen, xem đường như riêng của nhà mình gây kẹt xe, ùn tắc có lẽ ai cũng biết.

Có khi mình cũng góp phần gây ra nguyên nhân mà không bao giờ dám thừa nhận mình có lỗi trong ấy.

Mỗi người đi trên đường cần nhắc mình như chính mình thường nhắc con cháu trong nhà khi con cháu ra đường, khi đi học: Đi đứng cho đàng hoàng, đừng đi hàng năm, hàng ba trên đường. Quan sát cho cẩn thận trước khi sang đường…

Mỗi người đều nghĩ và thực hành được như như vậy thì việc nhường đường cho xe ưu tiên thật sự không quá khó!

Nhiều xe không dám rẽ phải khi đèn đỏ dù gặp xe cứu thương ở TP.HCM

Đó là ghi nhận thực tế của Tuổi Trẻ Online trên tuyến đường Hai Bà Trưng vào ngày 9-1. Người dân chấp hành nghiêm quy định không vượt đèn đỏ, không rẽ phải dù ùn xe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Tranh luận nhiều chiều của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về việc học sinh lớp 5 có cần làm lễ tri ân và trưởng thành.

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Trong quá trình tuần tra trên tuyến cao tốc của đại lộ Thăng Long, cảnh sát giao thông Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ thiếu nữ đạp xe ở làn đường dành cho ô tô.

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7

Chi tiết hơn 3.300 xã phường được đề xuất mức lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành.

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar