04/06/2017 11:19 GMT+7

Những vòng ngà voi oan nghiệt

HẢI LONG - TRẦN CHÍNH
HẢI LONG - TRẦN CHÍNH

TTO - Thấy những chiếc vòng tay ngà voi được bán đầy các khu chợ ở Angola, nhiều người Việt mua về làm quà lưu niệm đã bị xử tù vì tàng trữ, mua bán sản phẩm liên quan động vật hoang dã quý hiếm.

Nhiều người Việt vướng vòng tù tội vì những chiếc vòng ngà voi

Tôi không cho rằng họ là tội phạm. Họ chỉ là những công dân bình thường nhưng bị bắt khi đi nhầm đường, rất tiếc họ không có đủ tiền nộp phạt

Nữ luật sư MALRENCE ABONGO, người Kenya

Cuộc chiến bảo vệ động vật hoang dã là một cuộc chiến mang tầm toàn cầu. Tính chính nghĩa của nó không cần phải bàn cãi. Nhưng ở châu Phi, có những trường hợp người Việt vướng vòng tù tội vì không hiểu biết về luật pháp ở nơi mình đặt chân đến.

Kỳ 1: Vào tù vì chiếc vòng tay kỷ niệm

Ngày 31-3, bà Trương Thị Niềm ra sân bay Nội Bài đón chồng từ nước ngoài trở về. Không như những cuộc đoàn tụ khác đầy nụ cười, họ đã gặp nhau trong nước mắt mừng mừng tủi tủi bởi ông Trần Văn Tuấn(*) về nước sau một năm ngồi tù ở Kenya.

Cả ông và gia đình có lẽ chưa bao giờ hình dung ra ngày trở về lại như thế này. Không những không có tiền mang về sau thời gian vắt sức ở nước ngoài mà còn gánh cả khoản nợ vay để ra nước ngoài làm việc.

Đi châu Phi để đổi đời

Cách đây bốn năm, vào năm 2013, ông Tuấn cũng từng ở sân bay này nhưng trong một tâm trạng khác hẳn.

Đầy nụ cười, đầy hi vọng. Ông có hộ chiếu cùng vé máy bay để cùng vài người hàng xóm lên đường sang Angola mưu sinh. Gia đình ông đã phải vay mượn 150 triệu đồng để chi phí cho chuyến đi dưới hình thức lao động cá nhân.

Ở ngôi nhà nhỏ thuộc vùng nông thôn huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình), người đàn ông trạc tuổi tứ tuần nhớ lại: “Hai vợ chồng tôi đã bàn bạc kỹ với nhau, vợ chồng nhất trí thì tôi mới đi. Chúng tôi cũng hiểu độ khó khăn khi làm việc ở xứ người, sống được thì ăn, đen đủi thì về trắng tay.

Đồng tiền cũng không phải của nhà mình mà phải đi vay mượn ngân hàng tín dụng. May mà mình còn sức khỏe, còn kiếm được tiền để trả nợ. Ai mà chẳng muốn đi làm có tiền để chu cấp cho gia đình”.

Khi đó, những thông tin có được về việc làm bên Angola rất ít và mơ hồ. Mọi người chỉ được biết là họ có thể làm nghề xây dựng và kiếm được 500 USD/tháng.

Khoản tiền này thực sự là mơ ước của nhiều người nông dân ở vùng nông thôn. Và ông Tuấn đã tự xoay xở để có thể đặt được chân sang Angola.

Trên thực tế, mọi việc khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với những gì ông hình dung. Ông nhớ lại:

“Mình không đi theo đường công ty chính thức. Nghe anh em bên ngoài kể lại là làm ăn bên đó cũng được, sẽ kiếm được 700-800 USD mỗi tháng, sau dần tăng lên 1.000 USD thì mình thấy xuôi tai, cũng đúng theo nguyện vọng. Thế là vợ chồng nhất trí vay mượn tiền lo làm thủ tục”.

Kết thúc thời gian làm việc, ông Tuấn trở về quê nhà. Ông đã định sẽ không quay lại châu Phi nữa vì kết quả không như mong muốn và ở hẳn Việt Nam để làm ăn. Rời xứ người, ông chỉ muốn mua vài món quà nhỏ về cho người thân.

“Mình cầm về ba vòng tay làm bằng ngà voi, mỗi chiếc 15.000 quan (kwanza) tiền Angola, tính tiền Việt vào khoảng 700.000 VND/chiếc.

Mấy loại vòng này tại Angola người dân bán đầy ở chợ, nhiều như quần áo bán ở chợ mình đây. Mình lên xe buýt ra chợ ngà voi để mua về làm quà cho vợ con chứ không phải mua về bán để kiếm lời” - người nông dân chân chất nhớ lại lúc đi mua quà lưu niệm trước khi về nhà.

Ông Tuấn rời sân bay ở Angola không chút vấn đề. Chuyến bay quá cảnh tại sân bay Nairobi của Kenya. Tại đây ông đã bị bắt giữ vì tội tàng trữ, mua bán sản phẩm liên quan đến động vật hoang dã quý hiếm.

Công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania (kiêm nhiệm Kenya) gửi Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola ghi rõ:

“Ngày 27-2-2016, công dân Trần Văn Tuấn, quê quán tại Ninh Bình, bị bắt giữ lúc 21h tại sân bay Nairobi, Kenya do mang theo trong người ba vòng tay làm bằng ngà voi với mục đích làm quà cho người thân”.

Vào tù vì thiếu hiểu biết

Ba tù nhân người Việt trong nhà tù ở Kenya, từ trái sang: H.K. Thành, T.V. Tuấn và N.Q. Huy - Ảnh: THÀNH LONG

Cũng là người đi lao động tự do tại Angola như ông Tuấn, anh Huỳnh Kiến Thành và anh Nguyễn Quang Huy bị bắt giữ với tội danh tương tự khi quá cảnh tại Nairobi.

Công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania khi đó báo cáo: “Năm 2014, ông Huỳnh Kiến Thành bị bắt ngày 21-2-2014, bị kết án 6 năm; ngày 13-3-2014 ông Nguyễn Quang Huy bị bắt và bị kết án 6 năm”.

Họ đều bị bắt do mang theo người các đồ lưu niệm bằng ngà voi và vuốt sư tử. Giờ đây khi vừa được trả tự do về lại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Huy, người dân nông thôn huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), vẫn còn bàng hoàng sau thời gian thụ án 3 năm 1 tháng:

“Tôi không biết việc cầm về mấy cái móng vuốt để làm đồ kỷ niệm cho con trai mà bị nặng như vậy. Tôi thấy mình trót dại khi cố mang về những thứ như vậy. Thật đau xót khi phải đánh đổi bằng những năm tháng tù tội”.

Câu chuyện của họ bị phạt tù ở tận một đất nước châu Phi xa xôi vì vài chiếc vòng làm bằng ngà voi là một cái gì đó rất “mới mẻ” đối với những người hàng xóm.

Thực sự trước đó, họ chưa bao giờ hình dung được lý do vì sao ở nước này những sản phẩm từ động vật hoang dã được buôn bán tự do, trong khi tại một nước khác chúng lại bị cấm đoán nghiêm khắc.

Nữ luật sư Malrence Abongo giải thích với chúng tôi trong cuộc gặp tại thủ đô Nairobi: “Điều tôi có thể nói thêm về những trường hợp người Việt bị bắt giữ là cả ba người đều đến từ Angola. Họ chỉ là những người lao động phổ thông với đồng lương ít ỏi.

Khi bị bắt giữ, họ thậm chí còn không biết mình bị phạm tội. Một người trong số họ có năm vòng tay bằng ngà voi, một người khác chỉ có một vòng tay, người còn lại chỉ có một chiếc vòng cổ.

Như vậy có thể thấy họ không hiểu biết đầy đủ, họ có thể đã mua những sản phẩm này từ những cửa hàng lưu niệm.

Và khi biết mình bị bắt giữ, họ đã vô cùng sốc, nhưng buộc phải chấp nhận đúng là mình đã sở hữu những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã và tòa án đã kết tội họ với một khoản tiền phạt”.

Nữ luật sư người Kenya - người đã đưa chúng tôi vào nhà tù tại Kenya gặp các công dân Việt - cho biết đã có những nỗ lực liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân để có thể cho họ vay mượn nhưng không thành.

Theo luật sư Malrence Abongo, không chỉ riêng công dân Việt Nam bị bắt giữ do vi phạm luật bảo tồn thiên nhiên của Kenya mà còn có công dân của Trung Quốc, Thái Lan nhưng họ có tiền nộp phạt nên không bị giam giữ.

Trong khi đó, hầu hết công dân Việt bị bắt giữ đều có gia cảnh khó khăn nên việc nộp phạt khoản tiền lớn đến 20.000 USD để được tự do là điều không thể...

(*) Tên các nhân vật người Việt trong bài đã được thay đổi.

__________

Kỳ tới: Luật là luật

HẢI LONG - TRẦN CHÍNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar