02/05/2025 16:22 GMT+7

Những tiết học ngoại khóa rộn ràng cùng tiếng cồng chiêng M'nông

ĐỨC LẬP
và 1 tác giả khác

Để học sinh hiểu hơn về văn hóa bản địa của dân tộc mình, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) tổ chức đưa nghệ nhân vào trường học, trực tiếp truyền dạy cho học sinh cách đánh cồng chiêng.

cồng chiêng - Ảnh 1.

Các nghệ nhân giới thiệu cho học sinh hiểu về các âm điệu của cồng chiêng M'nông - Ảnh: ĐỨC LẬP

Không bảng đen phấn trắng, một tiết học đặc biệt tại Trường tiểu học và THCS Lý Tự Trọng (Tuy Đức, Đắk Nông) vừa được diễn ra vào cuối tháng 4 (và sẽ tiếp tục ở một số trường học khác) đã bắt đầu bằng tiếng cồng chiêng rộn ràng.

Tiết học vang tiếng cồng chiêng

Tiếng chiêng đón khách của các nghệ nhân bon Bu N'Rung ngân vang, đưa không gian nhà đa năng vào một lễ hội truyền thống của người M'nông. Phía dưới hơn 500 học sinh chăm chú, ánh mắt say mê dõi theo từng nhịp chiêng, điệu múa, lắng nghe âm thanh vừa lạ lẫm vừa cuốn hút.

Kết thúc màn biểu diễn, giọng nói trầm ấm của nghệ nhân Điểu Thiêm vang lên. 

Ông giới thiệu vai trò của chiêng trong đời sống văn hóa của người M'nông, chỉ từng chiếc chiêng, nói về tên gọi, cách đánh và tinh thần cộng đồng gắn liền với mỗi bộ chiêng.

Những lời giới thiệu ấy giúp học sinh đến gần hơn với di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tiết học trở nên sôi nổi khi nghệ nhân Điểu Thiêm tiến lại gần, hỏi lớn: "Ai muốn thử đánh chiêng nào?". Hàng loạt cánh tay giơ lên. 12 em được chọn bước lên phía trước, được nghệ nhân tận tay chỉ dạy.

Những tiết học ngoại khóa rộn ràng cùng tiếng cồng chiêng M'nông - Ảnh 2.

Tiết học bắt đầu bằng bài chiêng đón khách của các nghệ nhân Bu N'Rung, xã Đắk Búk So (Tuy Đức, Đắk Nông) làm 500 học sinh tại Trường tiểu học và THCS Lý Tự Trọng thích thú - Ảnh: ĐỨC LẬP

Dưới sự hướng dẫn kiên nhẫn, các em học cách đeo chiêng, đặt tay sau mặt chiêng, cách đánh từng nhịp. Mỗi động tác đều được chỉ dẫn tỉ mỉ. Không ai bị chê trách khi làm sai. Những lỗi nhỏ được sửa bằng tiếng cười, bằng sự động viên.

"Chiêng không đánh như trống. Nó là nhạc cụ của trời đất, đánh chiêng phải biết nghe nhau, hòa vào nhau", nghệ nhân Điểu Thiêm vừa hướng dẫn, vừa giải thích.

Sau phần làm quen, các em được phối hợp đánh một bài chiêng đơn giản, tạo thành bản hòa âm với nhiều tiếng chiêng hòa quyện. Người giữ nhịp không còn là nghệ nhân mà chính là học sinh, còn nghệ nhân lùi lại, quan sát, chỉnh nhịp. Có lúc tiếng chiêng chưa khớp, nhưng rồi được điều chỉnh kịp thời. Bài chiêng kết thúc trong tiếng vỗ tay, reo vui của cả lớp học đặc biệt.

Các nghệ nhân còn dành thời gian trả lời nhiều câu hỏi của học sinh về chiêng, về phong tục, tập quán và đời sống gắn liền với chiêng trong văn hóa người M'nông.

Gieo mầm yêu văn hóa dân tộc

cồng chiêng - Ảnh 3.

Các nghệ nhân chỉ cho học sinh cách đánh vào chiêng để tạo nên nhịp điệu - Ảnh: ĐỨC LẬP

Trong hàng trăm học sinh tham gia buổi học, Phạm Thị Tâm Như (lớp 7A) là một trong những em bày tỏ sự háo hức rõ rệt. "Trước đây em chỉ biết đến cồng chiêng qua sách báo, truyền hình. Hôm nay được cầm chiếc chiêng thật, được nghệ nhân hướng dẫn tận tay, em thấy rất vui", Tâm Như chia sẻ.

Với em Thị Nơi, học sinh lớp 9, người con của bon Bu N'Rung, buổi học đã mang đến cảm xúc rất đặc biệt. Sinh ra trong cộng đồng có truyền thống cồng chiêng, em đã quen với tiếng chiêng trong các lễ hội, nghi lễ.

"Khi được học đánh chiêng ngay tại trường, em cảm thấy rất tự hào và mong sẽ có thêm nhiều buổi học như vậy", Nơi bày tỏ.

cồng chiêng - Ảnh 4.

Học sinh sau một thời gian học đã có thể đánh được những bài chiêng đầu tiên - Ảnh: ĐỨC LẬP

Cô Phạm Thị Oanh - hiệu trưởng Trường TH và THCS Lý Tự Trọng - cho biết nhà trường đưa cồng chiêng vào giảng dạy để khơi dậy niềm tự hào văn hóa cho học sinh, nhất là các em người dân tộc thiểu số đang theo học tại trường.

"Các em không học để thi mà học để yêu, để hiểu, để gìn giữ bản sắc. Trường học phải là chiếc nôi của văn hóa truyền thống", cô Oanh nói.

Từ năm 2024, huyện Tuy Đức bắt đầu đưa cồng chiêng vào trường học, để di sản không chỉ hiện diện trong lễ hội mà còn trở thành một phần đời sống học đường, nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc trong học sinh.

Tuy Đức hiện có hơn 13.400 người dân tộc thiểu số tại chỗ, chủ yếu là người M'nông. Những năm qua huyện đã phục dựng lễ hội, duy trì đội chiêng, đội múa ở các bon làng và tổ chức dạy chiêng trong trường học nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống.

Ông Nguyễn Trung Thành - trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Tuy Đức - cho rằng việc cồng chiêng sống cùng cộng đồng và lớp trẻ là cách bảo tồn bền vững nhất.

"Chúng tôi kỳ vọng từ việc gìn giữ văn hóa, địa phương sẽ từng bước phát triển du lịch, dịch vụ", ông nói.

Kon Tum đưa cồng chiêng vào giảng dạy trong trường học

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy những loại hình văn hóa dân gian, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã tổ chức 26 lớp truyền dạy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian cho gần 600 người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar