10/05/2024 09:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giữ linh hồn cồng chiêng phía núi Trường Sơn

Một thời gian dài bị kinh tế chi phối, nhiều người Pa Kô bán hết cồng chiêng để đánh đổi miếng cơm. Dù thế, nhiều người ở xã Tà Rụt vẫn nhất quyết không bán, giúp xã này còn lưu giữ 200 cồng chiêng.

Ông Côn Bắt biểu diễn một điệu cồng chiêng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ông Côn Bắt biểu diễn một điệu cồng chiêng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Với 200 cồng chiêng bằng đồng còn giữ lại trong các hộ dân, xã Tà Rụt (huyện Đakrông) được xem là xã miền núi có nhiều cồng chiêng nhất của Quảng Trị.

Mất cồng chiêng như mất đi hồn người

Ngày cuối tuần, nhà ông Hồ Văn Phiêng (trú xã Tà Rụt) đông người lui tới, cả người già và trẻ nhỏ. Họ đến để đắm mình trong tiếng cồng chiêng, sống lại thanh âm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Trên tường nhà ông Phiêng treo nhiều nhạc cụ dân tộc, gồm 1 cái cồng, 6 cái chiêng, xập xõa, trống, tù và… Gia đình ông là một trong số ít còn giữ được cồng chiêng bằng đồng.

Người già đến thăm để được chơi cồng chiêng, ôn lại những điệu dân ca đã hát bên bờ suối khi còn thanh niên. 

Lớp trẻ đến để lắng nghe, tưới tắm tâm hồn trong điệu dân ca cùng với tiếng cồng trầm bổng.

"Ngày trước, chỉ những gia đình có địa vị, giàu có mới có được cồng chiêng, vì nó làm bằng đồng nên đắt giá. Mỗi cái giá trị cả một con trâu đực trưởng thành. Mình có cồng chiêng trong nhà, đi đâu cũng được quý trọng", ông Phiêng kể.

Tuy nhiên, những năm chiến tranh, chạy loạn đã khiến một phần cồng chiêng bị mất mát. Rồi 20 - 30 năm trước, người đồng bằng lên mua rất nhiều cồng chiêng. 

"Nhiều người Pa Kô vì miếng cơm mà bán hết. Riêng mình thì cồng chiêng ông bà để lại, chỉ có mua thêm chứ nhất quyết không bán. Mất cồng chiêng là người Pa Kô mất đi linh hồn", ông Phiêng nói.

Ngoài việc nói lên địa vị trong bản làng, cồng chiêng sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ tâm linh. "Có những cái cồng chiêng dùng riêng cho lễ cúng, phong tục tập quán không cho đánh vào việc khác. Không có tiếng cồng chiêng vang vọng, ông bà tổ tiên sẽ không về dự lễ với con cháu", ông Phiêng kể.

Trong cuộc sống thường ngày như bạn bè đến chơi, cồng chiêng được mang ra hát mừng, trai gái đưa ra bờ suối để hát các bản tình ca.

Quyết giữ linh hồn cồng chiêng của núi rừng

Ông Côn Bắt cũng giữ lại được 4 cồng, 4 chiêng từ thời ông bà để lại. Nhìn vào dàn cồng chiêng trên tường gỗ, ông Bắt cho hay ngày xưa cưới được vợ đẹp nhờ gia đình có nhiều cồng chiêng.

"Theo phong tục khi cưới vợ thì phải có cồng chiêng hoặc nồi đồng tặng cho nhà gái", ông kể lại rồi dùng tay chơi cồng, miệng líu lo một bản tình ca đầy da diết. Hát xong, cả ông và vợ cùng cười tươi.

Vợ chồng ông có 5 người con trai. Những năm qua, không chỉ giữ gìn cồng chiêng về mặt vật chất, ông còn gắng sức truyền dạy con cháu cách chơi các nhạc cụ dân tộc, cách hát những bản tình ca Pa Kô khiến người con gái nào nghe vào cũng đầy lưu luyến.

"Đây là cả một gia tài. Mình già rồi, giờ mình truyền lại cho con cháu", ông Côn Bắt nói.

Ông Côn Bắt và vợ bên gia tài cồng chiêng của gia đình - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ông Côn Bắt và vợ bên gia tài cồng chiêng của gia đình - Ảnh: HOÀNG TÁO

Nghệ nhân Kray Sức (trú xã Tà Rụt) cho hay cồng chiêng là cầu nối giúp người Pa Kô giao tiếp với tổ tiên, các vị thần linh vô hình, đã ăn sâu vào tiềm thức đồng bào Pa Kô. 

"Muốn bảo tồn cồng chiêng thì phải cho giới trẻ biết, hiểu, thấy rồi nghe và thực tập cồng chiêng", ông Kray Sức nói.

Ông Hồ Văn Ngô - cán bộ văn hóa xã Tà Rụt - thông tin xã Tà Rụt còn lưu giữ 200 cồng chiêng đủ thể loại. 

"Xã nắm bắt từng gia đình, vận động họ không bán cồng chiêng vì bất cứ lý do gì. Hằng năm, xã tổ chức các lớp dân ca dân vũ với khoảng 40 học viên tham gia để giữ truyền thống văn hóa người Pa Kô", ông Ngô nói.

Hàng trăm nghệ nhân, diễn viên biểu diễn cồng chiêng tại Bình Định

Tối 16-12, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ 2 năm 2023 với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ nhân các dân tộc trong tỉnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar