20/01/2020 15:30 GMT+7

Những 'thần đồng' từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao?

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Họ từng được ngưỡng vọng, tung hô về sự thông minh xuất chúng. Thế nhưng họ có thành công vượt bậc như mong muốn hay sống cuộc đời đơn giản như những người bình thường?

Những thần đồng từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao? - Ảnh 1.

"Thần đồng" là mỹ từ dành cho những người có trí tuệ xuất sắc, khả năng giỏi ở một hay nhiều lĩnh vực, thường được phát hiện khi họ dưới 15 tuổi.

Thần đồng mới nhất là Laurent Simons, 9 tuổi, có IQ 145, theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven ở Hà Lan khi mới 8 tuổi.

Có hàng trăm thần đồng trên thế giới được và chưa được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness. Một câu hỏi được đặt ra là những thần đồng nổi danh khi xưa giờ sống như thế nào?

Nhà toán học lập dị nhất thế giới

"Thiên tài thường lập dị", lời nói này chính xác trong trường hợp của Paul Erdős (1913 -1996) một nhà toán học nổi tiếng người Hungary. Ông là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất của thế kỷ 20.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống toán học, Paul Erdős sớm phát triển khả năng thiên bẩm đặc biệt của mình. Khi mới 3 tuổi, Paul Erdős đã phát hiện ra số âm. Erdős vào Đại học Budapest ở tuổi 17. Khi 20 tuổi, anh đã tìm thấy bằng chứng chứng minh cho Định lý Chithershev.

Những thần đồng từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao? - Ảnh 2.

Paul Erdős - Ảnh: Medium

Được coi là "nhà toán học lập dị nhất thế giới", Erdős dành phần lớn cuộc đời của mình để sống cùng chiếc vali. Ông không lấy vợ, không có con, cũng không có nhà cửa và nơi sống cố định, cuộc sống của Erdős là một chuỗi liên tục đi từ cuộc họp hoặc hội thảo này sang hoặc hội thảo khác trên khắp thế giới.

Tại mỗi nơi, Erdős thuê nhà dân và ở đó trong vài ngày tới vài tháng, mọi sinh hoạt từ ăn uống, giặt giũ, ngủ nghỉ đều do những chủ nhà này sắp xếp.

Trong những thập kỷ cuối đời, Erdős nhận được ít nhất 15 bằng tiến sĩ danh dự. Ông trở thành thành viên của các học viện khoa học ở 8 quốc gia, bao gồm Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ và Hiệp hội Hoàng gia Anh. Erdős xuất bản khoảng 1.525 bài báo với những đóng góp mang ý nghĩa lớn trong toán học.

Vào ngày 20-9-1996, ở tuổi 83, ông bị đau tim và qua đời khi tham dự một hội nghị ở Ba Lan.

'Thần đồng' Terence Tao

Terence Tao (sinh 1975) là nhà toán học mang quốc tịch Úc - Mỹ gốc Trung Quốc chuyên về giải tích điều hòa, phương trình đạo hàm riêng, lý thuyết tổ hợp, lý thuyết số giải tích và lý thuyết biểu diễn. Terence Tao vào đại học năm 9 tuổi và trở thành giáo sư năm 24 tuổi.

Những thần đồng từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao? - Ảnh 3.

Terence Tao - Ảnh: NY Times

Tao là thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế và giành lần lượt huy chương đồng, bạc và vàng vào các năm 1986, 1987, và 1988. Cuộc sống sau này của Terence Tao cũng chủ yếu dành cho nghiên cứu toán học, liên tiếp giành những giải thưởng lớn, nhận các bằng cấp cao ở nhiều trường đại học khác nhau.

Anh hiện sống cuộc đời bình thường của một giáo sư toán tại Đại học California, sống cùng vợ Laura - kỹ sư tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA.

Thần đồng y khoa Balamurali Krishna "Bala" Ambati

Balamurali Krishna Ambati sinh năm 1977, là một bác sĩ nhãn khoa, nhà giáo dục và nhà nghiên cứu người Mỹ.

Ambati tốt nghiệp trường Cao đẳng Thành phố Baltimore năm 1989 lúc 11 tuổi. Cũng ở tuổi 11, Ambati là đồng tác giả cuốn sách nghiên cứu về HIV/AIDS. Ông tốt nghiệp Đại học New York ở tuổi 13. Ông tốt nghiệp Trường Y khoa Mount Sinai ở tuổi 17, và trở thành bác sĩ trẻ nhất thế giới vào năm 1995.

Những thần đồng từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao? - Ảnh 4.

Balamurali Krishna "Bala" Ambati - Ảnh: Wikipedia

Từ 2008 đến 2016, Ambati là giáo sư nhãn khoa và khoa học thị giác, phó giáo sư trợ lý sinh học thần kinh và giải phẫu học, giám đốc nghiên cứu giác mạc tại Đại học Y khoa Utah.

Thần đồng "bình dân"

Phần lớn những thần đồng đều đi theo một lộ trình giống nhau: được phát hiện; dành thời gian nghiên cứu, học tập; và cuối cùng là trở thành giáo sư, tiến sĩ giảng dạy trong trường đại học hoặc làm việc ở trung tâm nghiên cứu khoa học.

Nhưng cũng không ít người muốn từ bỏ danh xưng "thần đồng" hoặc trở thành những người bình thường trong xã hội. Theo Ellen Winner, giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston (M): "Về bản chất, thần đồng khi còn nhỏ khác với việc thành công khi trưởng thành. Thần đồng là sự nổi trội thiên bẩm về lĩnh vực nào đó, còn thành công khi trưởng thành liên quan đến rất nhiều yếu tố, cả IQ và EQ".

Những người này coi việc từng là thần đồng vừa là món quà vừa là vũ khí khiến họ không có cuộc sống bình thường.

Điển hình như trường hợp của Andrew Halliburton, người được coi là thần đồng toán học ở Anh.

Andrew Halliburton lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động thấp và khiến cha mẹ ngạc nhiên khi có thể nhận ra những con số và chữ cái trước sinh nhật thứ hai của mình. Chẳng mấy chốc, Andrew Halliburton trở nên nổi tiếng và được coi là thần đồng với chỉ số IQ 145.

Trong những năm tháng học tiểu học và trung học, Andrew Halliburton thường giành nhiều giải thưởng cao và học vượt cấp cùng các anh chị lớp trên.

Những thần đồng từng được thế giới ngưỡng mộ giờ ra sao? - Ảnh 5.

Andrew Halliburton - Ảnh: Guardian

Các giáo viên dự đoán Andrew Halliburton sẽ phát triển khả năng của mình và trở nên giàu có trong ngành máy tính hoặc ngân hàng. Thế nhưng, đi ngược với kỳ vọng, Andrew Halliburton gặp bế tắc trong việc kết bạn và tìm việc.

Hiện nay, thần đồng này làm nhân viên phục vụ trong một cửa hàng đồ ăn nhanh và cảm thấy vui vẻ khi khách hàng ồ lên ngạc nhiên trước khả năng... tính tiền không cần máy tính của mình.

"Đối với tôi, chẳng có gì đáng sợ hơn việc bị đuổi khỏi cửa hàng ăn nhanh", Andrew Halliburton nói.

Từ thần đồng đến kẻ sát nhân

Theodore John Kaczynski (1942) còn được biết đến với tên nặc danh Kẻ đánh bom thư, là tội phạm khủng bố và sát nhân khét tiếng theo chủ nghĩa vô chính phủ, từng là nhà toán học thần đồng người Mỹ.

John Kaczynski có chỉ số IQ là 167, cao hơn cả Stephen Hawking và Albert Einstein, được coi là thần đồng toán học của Mỹ và có một tương lai hứa hẹn.

Khi ở tuổi 16, John Kaczynski trở thành sinh viên trường Đại học Harvard nhưng cũng bắt đầu gặp bất ổn về tâm lý khi bị bạn bè xa lánh và sinh viên lớp trên bắt nạt. Sự kỳ vọng quá lớn của người mẹ luôn muốn con mình dành thời gian học và nghiên cứu trong phòng kín càng khiến tình trạng này trở nên tồi tệ.

Những thần đồng khi xưa giờ là ngôi sao nơi nào? - Ảnh 5.

John Kaczynski - Ảnh: Juamal

Năm 1969, John Kaczynski bỏ học và chuyển đến ở một căn nhà nhỏ ở nơi hẻo lánh, không có điện và nguồn nước cung cấp ổn định ở gần Lincoln (Montana) để bắt đầu một cuộc sống ẩn mình khỏi thế giới.

Đến giữa năm 1978 -1995, hắn đã giết 3 người và làm bị thương 23 người khác trong một âm mưu ném bom toàn quốc nhằm vào những người tham gia vào ngành công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, hắn phê phán xã hội, chống lại công nghiệp hóa và thúc đẩy một hình thái vô chính phủ nguyên thủy làm trung tâm.

Thần đồng John Kaczynski bị bắt và kết án vào năm 1996.

Thần đồng 9 tuổi bỏ học vì trường không cho tốt nghiệp đại học sớm

TTO - Cha mẹ của cậu bé thần đồng 9 tuổi Laurent Simons đã quyết định cho con nghỉ học ở một trường ĐH của Hà Lan với lý do trường đã kéo dài thời gian thêm 6 tháng để con họ có thể tốt nghiệp.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar