31/12/2018 07:47 GMT+7

Những sự kiện chính trị đáng chờ đợi năm 2019

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Năm 2019 sẽ tiếp tục là năm tràn ngập sự kiện chính trị tương tự năm 2018, từ 'ông Trump miền nhiệt đới' lên cầm quyền cho đến Cuba tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới. Các sự kiến lớn tập trung vào nửa đầu năm 2019.

Ngày 1-1: Ông Jair Bolsonaro nhậm chức tổng thống Brazil

Những sự kiện chính trị đáng chờ đợi năm 2019 - Ảnh 1.

Ông Jair Bolsonaro chính thức nhậm chức tổng thống Brazil ngày 1-1-2019 - Ảnh: REUTERS

Ông Jair Bolsonaro đắc cử tổng thống ngày 28-10-2018 và chính thức nhậm chức vào ngày đầu năm dương lịch. Ông có xu hướng cực hữu và dân túy, mang biệt danh "ông Trump miền nhiệt đới".

Ông đã tuyên bố sẽ xem xét lại các quy định về cấm khai thác rừng Amazon và từng toan tính rút Brazil khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Được giới công nghiệp vũ khí ủng hộ, ông có thể phóng khoáng hơn trong vấn đề mang súng. Chính sách tư nhân hóa có thể sẽ được mở rộng dưới trào của ông.

Ngày 24-2: Cuba bỏ phiếu Hiến pháp mới

Những sự kiện chính trị đáng chờ đợi năm 2019 - Ảnh 2.

Biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp mới tại phiên họp toàn thể Quốc hội Cuba ngày 21-12-2018. Cuba sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới ngày 24-2-2019 - Ảnh: AP

Cuba sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới thay cho Hiến pháp năm 1976. Hiến pháp mới thừa nhận các yếu tố thị trường, hình thức tư hữu và đầu tư nước ngoài đều thuộc phạm trù kinh tế quốc dân. 

Đây là nền tảng pháp lý căn bản để thực hiện cải cách kinh tế do Chủ tịch Raul Castro phát động từ năm 2008.

Dự thảo Hiến pháp mới cũng nêu các cải cách như thành lập vị trí Thủ tướng, ấn định nhiệm kỳ chủ tịch nước 5 năm, gọi "Chủ tịch nước cộng hòa" thay vì "Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng bộ trưởng". 

Ngày 24-2: Bầu cử tổng thống ở Senegal

Gương mặt sáng giá nhất là đương kim Tổng thống Macky Sall với tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò đạt gần 45%. Ông nỗ lực tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai sau khi kế nhiệm Abdoulaye Wade năm 2012.

Karim Wade, con trai cựu Tổng thống Abdoulaye Wade, nhận được 15,1% ủng hộ nhưng ít có cơ hội xuất hiện vì đang sống lưu vong ở Qatar sau khi bị buộc tội làm giàu phi pháp. Nếu trở về Senegal, ông này có nguy cơ bị bắt.

Ngày 29-3: Anh bắt đầu rời khỏi EU

Sau gần hai năm đàm phán với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), ngày 29-3-2019 Anh chính thức bắt đầu thời kỳ quá độ trong quy trình rời  EU (Brexit). Thời kỳ quá độ sẽ kết thúc vào ngày 31-12-2020.

Đến đầu năm 2019, các điều kiện cụ thể để Brexit vẫn chưa được xác định. Dự kiến Hạ viện Anh sẽ tiếp tục xem xét thỏa thuận Brexit ngày 9-1-2019. 

Ba kịch bản có thể xảy ra: Brexit "cứng", tức không đạt thỏa thuận giữa Anh và EU; hoãn Brexit và tổ chức lại trưng cầu ý dân về Brexit.

Ngày 31-3: Bầu cử tổng thống Ukraine


Những sự kiện chính trị đáng chờ đợi năm 2019 - Ảnh 3.

Các binh sĩ Ukraine đào hào chuẩn bị chiến tranh với Nga vào cuối tháng 11-2018 sau khi Tổng thống ban hành thiết quân luật - Ảnh: AFP

Bầu cử sẽ được tổ chức trong bối cảnh Ukraine đang chiến tranh. Cuối năm 2018, xung đột ở Donbass (miền đông Ukraine) lại bùng nổ. Hôm 26-11-2018, Tổng thống Petro Poroshenko đã ban hành thiết quân luật 30 ngày do căng thẳng với Nga từ vụ đối đầu ở Biển Đen.

Ông Poroshenko cầm quyền tổng thống sau làn sóng biểu tình lật đổ tổng thống năm 2014.

Không có gì bảo đảm ông sẽ đắc cử bởi uy tín của ông đã xuống dốc do kinh tế gặp khủng hoảng và tai tiếng tiền bạc (ông bị nghi ngờ che giấu tài sản tham nhũng).

Trong các ứng cử viên, nguyên Thủ tướng Yulia Tymoshenko là gương mặt đáng chú ý.

Từ ngày 23-5 đến 26-5: bầu cử Nghị viện châu Âu

27 nước thành viên EU sẽ bầu 705 nghị sĩ theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Bầu cử ở Pháp ngày 26-5-2019 sẽ mang ý nghĩa đặc biệt do diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng phong trào "Áo vàng".

Do làn sóng bất bình với chính quyền đương nhiệm, đảng Tập hợp quốc gia của bà Marine Le Pen (nguyên là đảng Mặt trận quốc gia) nhận được gần 24% số phiếu ủng hộ theo thăm dò giữa tháng 12-2018 trong khi đảng Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Emmanuel Macron chỉ được 18%.

Dự báo số cử tri vắng mặt sẽ đạt kỷ lục mới. Tỉ lệ này vào năm 2014 là 57,6% và năm 2009 59,4%.

Từ ngày 25-8 đến 27-8: Hội nghị thượng đỉnh G7

Nước chủ nhà Pháp sẽ tổ chức hội nghị tại Biarritz (tỉnh Pyrénées-Atlantiques). Biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ trở thành các vấn đề chủ chốt của hội nghị. 

Ngày 9-11: 30 năm bức tường Berlin sụp đổ

Những sự kiện chính trị đáng chờ đợi năm 2019 - Ảnh 4.

Một đoạn bức tường Berlin cũ trên đại lộ Unter den Linden ở Berlin - Ảnh: REUTERS

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 là biểu tượng đánh dấu chiến tranh lạnh Đông - Tây kết thúc, mở đường cho nước Đức thống nhất. Nhiều sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ ngày kỷ niệm tiêu biểu này.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar