27/12/2018 10:01 GMT+7

Kinh tế thế giới 2019 chờ... Donald Trump!

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ giảm còn 4% trong năm 2019 so với 4,2% của năm 2018, 5,2% của 2017, cảnh báo sẽ có thêm nhiều rào cản thương mại.

Kinh tế thế giới 2019 chờ... Donald Trump! - Ảnh 1.

Các diễn biến kinh tế sắp tới có thể tác động tiêu cực lên người tiêu dùng thế giới - Ảnh: REUTERS

Nền kinh tế châu Á 2019 sẽ nằm trong tay chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nhà kinh tế Nhật Bản Takahide Kiuchi

"Bất cứ sự can thiệp nào vào thương mại cũng sẽ đè nặng lên nền kinh tế. Và kết quả là kinh tế thế giới sẽ giảm tốc" - giám đốc điều hành Hamid Moghadam của Công ty hậu cần Prologis nhận định về căng thẳng thương mại toàn cầu.

Nguy cơ suy thoái

Dù Mỹ và Trung Quốc mới đây đã nhất trí tạm ngưng đợt 3 thương chiến 90 ngày để tìm giải pháp cho vấn đề thương mại, thiệt hại từ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu gây nhiều tổn thất. Mới nhất, GoPro cho biết sẽ chuyển dây chuyền sản xuất camera khỏi Trung Quốc vào hè năm sau trong khi FedEx dự báo giảm lợi nhuận.

Thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngân hàng Mỹ Meryll Lynch cho rằng cuộc chiến thương mại khiến chỉ số S&P của Mỹ giảm 6% trong năm qua trong khi thị trường Trung Quốc mất 2.000 tỉ USD. Giới kinh tế không mấy kỳ vọng vòng đàm phán 90 ngày Mỹ - Trung sẽ tạo ra được đột phá. Cuộc chiến có thể khiến tăng trưởng của Mỹ giảm 0,9% và Trung Quốc giảm 0,6% trong thời gian tới, theo IMF.

Trong khi đó, các số liệu gần đây càng gây lo ngại rằng thương mại sẽ kéo tụt tăng trưởng của Mỹ năm tới. Người tiêu dùng Mỹ đang kém lạc quan nhất về tương lai nền kinh tế trong một năm qua. Trong khi đó, mức lạc quan của các doanh nghiệp nhỏ về khả năng cải thiện kinh tế đã xuống thấp nhất trong hai năm và các công ty dự báo lợi nhuận sẽ giảm trong năm 2019. 

"Từ góc độ doanh nghiệp, câu hỏi là tình hình này sẽ kéo dài bao lâu. Thật khó để lên kế hoạch kinh doanh trong môi trường này" - lãnh đạo Scott Fischer của công ty sản xuất kem của Mỹ Dippin’ Dots nói.

Châu Âu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi tăng trưởng của khu vực sẽ giảm còn 2% trong năm sau. Chưa kể nguy cơ Mỹ đánh thuế lên xe hơi nhập khẩu từ châu Âu và Nhật cũng sẽ tổn hại đến quan hệ giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vụ bắt giữ "công chúa" Huawei của Trung Quốc là ví dụ cho thấy căng thẳng thương mại có thể bị thổi bùng bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó là lo ngại về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, Anh rời Liên minh châu Âu, bất đồng ngân sách của các nước châu Âu, các khoản nợ khổng lồ của Trung Quốc... "Bức tranh toàn cảnh 2019 vẫn còn mờ mịt, các diễn biến kinh tế - nếu đi sai - có thể chấm dứt 10 năm chạy đua kinh tế" - tờ Deutsche Welle bình luận.

Rủi ro của châu Á

Châu Á cũng đứng trước những rủi ro lớn với tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại trong năm sau. Nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong ba thập kỷ vào 2019 bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế. 

Nikkei Asian Review dẫn lời các nhà kinh tế ước tính kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 6,2% năm sau, cho rằng Bắc Kinh đang mất đi các thuận lợi từ WTO, sự cạnh tranh về chi phí. Mặc dù việc di chuyển chuỗi cung cấp không phải là điều dễ dàng, nhiều doanh nghiệp sẽ nghiêm túc cân nhắc rời Trung Quốc nếu các khoản thuế trừng phạt kéo dài hơn dự kiến. Các đòn thuế của Mỹ dành cho Trung Quốc nếu tiếp tục trong 2019 có thể kéo tăng trưởng GDP của Bắc Kinh xuống từ 1 đến 1,5%.

Nhật Bản cũng không tránh khỏi vòng xoáy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. GDP Nhật Bản được dự báo sẽ giảm còn 0,6% đến 0,8% trong năm tới. 2019 cũng là năm Tokyo bắt đầu đàm phán thương mại với Mỹ nhưng nếu các tranh cãi không được giải quyết, tình hình có thể trở nên tồi tệ và đẩy kinh tế Nhật vào suy thoái.

Tuy nhiên, mọi thứ còn đang chờ Trump. Nhà kinh tế Nhật Takahide Kiuchi nói: "Nền kinh tế châu Á 2019 sẽ nằm trong tay chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump"!

Lãi suất của Mỹ tiếp tục tăng

Lãi suất của Mỹ được dự báo tiếp tục tăng và sẽ là đòn giáng xuống các nền kinh tế mới nổi trong năm 2019, đặc biệt là những nước có nợ chủ yếu là đồng USD. "Những nước phụ thuộc nhiều vào tài chính nước ngoài và nợ ngoại tệ nhiều sẽ là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng" - chuyên gia về nợ Ricardo Adrogue nói.

"Nó cũng sẽ làm giá cả leo thang tại Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Các quỹ đầu tư cũng sẽ chuyển về Mỹ, làm tăng sự bất ổn trên thị trường tài chính các nền kinh tế mới nổi" - nhà kinh tế Takahide Kiuchi của Nhật Bản phân tích trên Nikkei Asian Review.

TTO - Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhờ thâm hụt ngân sách, không phải nhờ thương mại hay kinh doanh như lời hứa của Tổng thống Donald Trump.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Anh triển khai 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục tại 20 nhà tù

Chính phủ Anh vừa công bố kế hoạch áp dụng thuốc ức chế ham muốn tình dục - hay còn gọi là thiến hóa học - đối với tội phạm tình dục tại 20 nhà tù ở hai khu vực, và cân nhắc sẽ áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Anh triển khai 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục tại 20 nhà tù

Ông Trump thử thách đồng minh bằng thuế quan

Hội nghị G7 tại Canada diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khi Mỹ áp thuế lên hầu hết các đối tác, buộc các đồng minh phải tìm cách cân bằng giữa đối đầu và hợp tác.

Ông Trump thử thách đồng minh bằng thuế quan

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng

Cựu bộ trưởng an ninh Mexico Genaro Garcia Luna và vợ vừa bị tòa án Mỹ tuyên phạt bồi thường hơn 2,4 tỉ USD cho Chính phủ Mexico, vì liên quan đến tham nhũng và tiếp tay cho các băng đảng ma túy.

'Siêu cảnh sát’ chống ma túy cùng vợ bị tòa tuyên bồi thường số tiền khủng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar