20/02/2023 12:10 GMT+7

Những sứ giả của hòa bình từ Hàn Quốc

Hàng chục năm qua có những người Hàn Quốc lặng lẽ qua Việt Nam, tới các vùng thương đau để xoa dịu vết thương chiến tranh. Họ xây trường, tặng học bổng, trồng cây xanh nguyện cầu cho hòa bình.

Quỹ hòa bình Hàn - Việt tặng xe đạp cho học sinh vùng xảy ra thảm sát tại Quảng Nam - Ảnh: B.D.

Quỹ hòa bình Hàn - Việt tặng xe đạp cho học sinh vùng xảy ra thảm sát tại Quảng Nam - Ảnh: B.D.

"Chúng tôi đến Việt Nam không phải cố nhắc lại quá khứ đau buồn mà muốn tìm về lịch sử chân chính cha ông chúng ta đã trải qua. Đối với chúng tôi cũng như nhiều người Hàn Quốc khác, biết về sự thật lịch sử rất quan trọng, khi biết sự thật này chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi của mình và đưa tay ra nắm lấy những bàn tay, những thân nhân người đã khuất để chia sẻ nỗi đau mà họ chịu đựng trong suốt thời gian qua" - nữ nghị sĩ quốc hội Kang Min Jung nói ngày 14-2 khi đứng trước bia tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Hà My năm 1968.

"Thông điệp của hòa bình"

Bà Kang tóc đã bạc quá nửa đầu, mệt mỏi vì phải di chuyển quãng đường dài từ Hàn Quốc qua các ngôi làng từng ám ảnh bởi chiến tranh ở Quảng Nam. Cùng với 36 người bạn đồng hành từ Hàn Quốc qua Việt Nam lần này, bà Kang nói dù không phải chính mình gây ra đau thương nhưng lòng bà trĩu nặng khi thấy những bia đá chi chít những dãy tên người đã chết, có những người khi gục xuống mới chỉ vài tháng tuổi.

"Tâm tôi buốt đau, người dân Việt Nam đã chịu đựng hơn những gì có thể. Chúng tôi đến đây là để xin lỗi về quá khứ sai lầm, về những điều lẽ ra không nên có. Những chuyến đi này chúng tôi mang tất cả tấm lòng, tình cảm để tìm kiếm chút gì đó giúp vơi bớt nỗi buồn từ gia đình những người đã mất trong chiến tranh" - bà Kang nói.

Xóm Tây, làng Hà My (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) là một trong nhiều ngôi làng từng chứng kiến nỗi đau thấu trời xanh. Ngày 25 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, lữ đoàn Rồng Xanh Hàn Quốc trong lúc đi càn đã dồn 135 thường dân tới một mô đất ở xóm Tây rồi vãi đạn tới tấp. 

Ngôi làng yên bình của những thường dân vô tội biến thành ngọn đuốc sống. 55 năm sau, sáng 25 tháng giêng năm Quý Mão (tức 15-2-2023), 37 người Hàn Quốc gồm sinh viên, luật sư, đại biểu Quốc hội từ Hàn Quốc đã trở lại. Trên tay họ là những chai rượu, những túi quà, gói bánh. Từng người cầm nhang khói đứng lặng mình trước hàng bia 135 thường dân đã chết tròn 55 năm trước.

Lịch sử là cái không thể thay đổi, không tan biến. Dẫu không có bia tưởng niệm Hà My, vụ thảm sát 1968 vẫn được người xóm Tây nhắc nhớ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng nhiều năm qua, kể từ khi lễ giỗ chung có sự hiện diện của những người từ Hàn Quốc qua, không khí dường như cũng vơi bớt đau thương hơn. 

Nhận trách nhiệm vì quá khứ sai lầm của mình, những người Hàn Quốc trong Quỹ hòa bình Hàn - Việt đều qua thắp hương, tưởng niệm các nạn nhân vào đúng ngày lễ giỗ. Nếu không thể qua được, đoàn luôn tìm cách liên lạc với đại diện ở Việt Nam, chính quyền địa phương để gửi vòng hoa, nén tâm nhang để viếng.

Sáng 14-2, sau khi xếp hàng lần lượt thắp hương tưởng niệm tại bia Hà My, những người Hàn Quốc đã đứng hàng ngang trước chính quyền địa phương, 80 thân nhân trong vụ thảm sát Hà My để cúi đầu nhận lỗi. 

"Thật xấu hổ khi phải đứng ở đây. Tôi xin lỗi, chúng tôi xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn thắt mỗi khi xuân về, những người đã 55 năm mỗi sáng, chiều phải dâng những nén hương cho người thân đã mất" - ông Kim Chang Sup, trưởng đoàn Quỹ hòa bình Hàn - Việt, đọc thư xin lỗi trước rồi lấy tay lau nước mắt. 

Lễ giỗ nào ở Hà My cũng tràn ngập nước mắt, nhưng không chỉ đến từ phía gia đình các nạn nhân mà còn có cả nước mắt ăn năn sám hối từ đoàn Hàn Quốc.

Ông Kim Chang Sup, thành viên Quỹ hòa bình Hàn - Việt, bật khóc khi đọc lời xin lỗi tại lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My - Ảnh: B.D.

Ông Kim Chang Sup, thành viên Quỹ hòa bình Hàn - Việt, bật khóc khi đọc lời xin lỗi tại lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My - Ảnh: B.D.

Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có cả ánh sáng và bóng tối. Trong đó, ánh sáng được thể hiện qua mối quan hệ giao lưu trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và mặt tối là quá khứ về sự tham chiến của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam và đã gây ra những đau thương kéo dài, những chuyện lẽ ra không nên có. Chúng tôi đến đây để xin lỗi vì các sai lầm, hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy cho hòa bình.

Bà KANG MIN JUNG (nghị sĩ Hàn Quốc)

Trường học, công viên thay hố bom đạn

Ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ tịch UBND phường Điện Dương, cho biết từ một nơi chất chứa đau thương, sau chiến tranh tới nay người dân ở Hà My đã gác lại quá khứ để xây dựng quê hương giàu đẹp. Xóm Tây giờ đây đã trù phú, người dân có đời sống khá giả. 

Nhiều năm trước, khi câu chuyện của Hà My và một số vụ thảm sát được đăng lên báo chí Hàn Quốc, những người Hàn Quốc tiến bộ đã khởi xướng phong trào "Xin lỗi Việt Nam", lập Quỹ hòa bình Hàn - Việt. Từ đó tổ chức các chương trình kết nối hai nước, thăm hỏi các thân nhân vùng đau thương. 

Những người bạn Hàn Quốc còn góp công, góp sức trong việc biến vùng đau thương thành những ngôi làng hòa bình, xây dựng bia tưởng niệm, tặng học bổng, góp tiền xây khu vui chơi cho học sinh.

Anh Huyn Woo Kwon, trưởng văn phòng Quỹ hòa bình Hàn - Việt, là một trong những người bạn của thân nhân các gia đình từng bị lính Hàn Quốc thảm sát trong chiến tranh. Kwon là người Hàn Quốc, có một người chú cũng từng tham chiến ở Việt Nam. Kwon nói rằng anh không có thông tin về những gì người Hàn Quốc đã làm ở Việt Nam trong những năm chiến tranh. Chỉ cho tới khi anh đọc những thông tin trong một số tài liệu tự tìm được, báo chí điều tra thì mới ngỡ ngàng. 

"Chú tôi đã rất tức giận khi tôi chất vấn về những gì quân đội Hàn Quốc đã làm ở Việt Nam, tôi qua Việt Nam cũng bởi một phần đi tìm sự thật, đi hàn gắn vết thương chiến tranh" - anh Kwon nói.

Từ chí nguyện hàn gắn vết thương chiến tranh, Kwon đã qua Việt Nam học trong một trường đại học tại TP.HCM, đứa con đầu lòng của anh cũng sinh ra tại Việt Nam. Nhiều năm qua, Kwon đến các vùng thảm sát ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định để thúc đẩy các dự án xây trường, xây công viên, động viên thăm hỏi gia đình thân nhân. Anh trở thành người bạn tốt, được chính quyền và người dân quý mến và đặt cho cái tên Việt Nam là "Vũ".

Vũ cho biết rằng nhiều năm qua, ngoài các chuyến viếng thăm thường xuyên với hàng chục trí thức, sinh viên từ Hàn Quốc thì Quỹ hòa bình Hàn - Việt cũng đã thực hiện nhiều dự án có ý nghĩa tại vùng từng xảy ra thảm sát như xây tặng công viên tại bốn trường học ở tỉnh Bình Định, hai công viên vui chơi cho học sinh ở phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn).

Năm 2020, Quỹ hòa bình Hàn - Việt đã hỗ trợ chi phí cùng địa phương xây bia tưởng niệm vụ thảm sát Hà My. Trong những chuyến thăm viếng ở các vùng thảm sát, những người bạn từ Hàn Quốc đều mang theo những món quà đặc biệt: khi thì các suất học bổng cho con em nghèo, có lúc là những lá thư được viết bằng tay từ sinh viên, học sinh gửi từ Hàn Quốc bày tỏ lòng xin lỗi Việt Nam, gửi gắm thông điệp hàn gắn quá khứ, nguyện cầu cho hòa bình.

"Những mất mát của dân thường Việt Nam là quá lớn, không thể bù đắp nổi. Chúng tôi muốn sự xuất hiện của mình là sự nhận trách nhiệm, hy vọng phần nào an ủi các thân nhân và linh hồn những người đã mất. Bằng tất cả những gì có thể, chúng tôi muốn góp phần nuôi dưỡng những ước mơ hòa bình, phát triển từ thế hệ học sinh hiện nay thông qua công viên, các phần học bổng" - anh Vũ nói.

Người Hàn Quốc quỳ xuống xin lỗi

Từ ngày 12 đến 14-2, Quỹ hòa bình Hàn - Việt với 37 thành viên từ Hàn Quốc đã qua Việt Nam, tới các vùng từng xảy ra thảm sát do lính Hàn Quốc gây ra ở Quảng Nam để thắp hương các bia tưởng niệm, gặp gỡ và an ủi nhân chứng, thân nhân.

Sáng 14-2, lễ giỗ chung 135 thường dân vô tội tại xóm Tây, Hà My (Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam) được chính quyền và thân nhân các gia đình tổ chức.

Tại buổi lễ, sau khi thắp hương trước bia ghi tên các nạn nhân cách đây 55 năm bị thảm sát tại xóm Tây, 37 người Hàn Quốc gồm các luật sư, nghị sĩ quốc hội, sinh viên... đã quỳ rạp cúi đầu xin lỗi người dân vùng thảm sát. Ông Kim Chang Sup, trưởng đoàn, thay mặt người dân tiến bộ Hàn Quốc đọc thư xin lỗi, bày tỏ sự sám hối ăn năn về các hành động của quân đội Hàn Quốc trong quá khứ. Ông Sup cũng hứa rằng sẽ nỗ lực hết mình để hàn gắn vết thương chiến tranh, thúc đẩy hòa bình, bù đắp phần nào cho người dân nơi đau thương.

Việt Nam nói gì vụ tòa án Hàn Quốc phán quyết bồi thường cho nạn nhân bị thảm sát ở Quảng Nam?

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 9-2, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh Việt Nam coi trọng việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nhưng cũng muốn hợp tác với Hàn Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar