09/01/2014 10:16 GMT+7

Những môn học... ầu ơ

NGUYỄN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN HÙNG

TT - Những môn cần thì không được học, những môn “bị” học thì ít có ý nghĩa thực tiễn, học thì ít mà “hành” người học thì nhiều.

Phóng to

Nhìn vào thời khóa biểu của học sinh cấp I, cấp II thấy có những môn học rất chi... ầu ơ như môn may vá, thêu thùa, đan lát... Không nói ra nhưng ai cũng biết hiệu quả của môn học này hầu như bằng không bởi việc may vá, thêu thùa, đan lát không thể học lõm bõm vài buổi trên lớp là được, mà phải có cả quá trình lâu dài, hơn nữa cần có năng khiếu nhất định.

Đem những môn này dạy cho các học sinh nam lại càng không ổn khi đối tượng chính thực hành môn này (làm giùm các em) là người thân của các em như ông bà, cha mẹ, cô dì... chứ rất ít em tự làm. Bởi thường cô giáo đã “linh động” cho phép học sinh thực hành tại nhà rồi mang đến lớp cho cô chấm. Thằng cháu tôi học lớp 5, khi học môn công nghệ về phụng phịu: “Chán mẹ quá! Mẹ thua dì của bạn Na. Dì ấy là thợ may nên thêu cho bạn Na được điểm 10, còn mẹ làm cho con thì cô chấm có 6 điểm thôi à.”

Vô lý và vô bổ như thế tại sao chúng ta không mạnh dạn bỏ những môn học đó để thay vào những môn thiết thực, gần gũi hơn như dạy bơi lội, dạy cách tham gia giao thông chẳng hạn. Ai cũng biết bơi lội có những tác dụng rất thiết thực cho sức khỏe..., và đặc biệt tránh được những cái chết vô lý vào mỗi mùa mưa bão. Làm tốt việc này sẽ hạn chế rất nhiều những cái chết thương tâm do trẻ ham chơi bị đuối nước. Chắc chắn học sinh vốn ưa thích những môn học vận động sẽ rất háo hức và học tốt môn học này.

Hoặc Luật giao thông đường bộ nếu được dạy cho trẻ ngay từ đầu sẽ là hành trang theo trẻ suốt đời. Tai nạn giao thông ở xứ ta mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mà nguyên nhân phần lớn là do thiếu hiểu biết hoặc thiếu kỹ năng cần thiết về an toàn giao thông. Nguồn gốc sâu xa của vấn nạn này cũng là từ sự thiếu giáo dục về tham gia giao thông.

Lâu nay giáo dục của ta chỉ đề cập nhiều đến những điều lớn lao, to tát hoặc những điều quá bao đồng mà quên đi dạy cho trẻ những kỹ năng sống thiết thực, những kinh nghiệm đời thường mà mỗi con người đều cần đến. Xin mạo muội góp mấy ý kiến nhỏ để các nhà làm giáo dục quan tâm tham khảo, nghiên cứu trong việc cải cách giáo dục hiện nay.

Học tin học hay luyện game?

Có thể công tác giảng dạy bộ môn tin học ở các thành phố lớn đã đi vào ổn định. Tuy nhiên tại các trường học ở các tỉnh lẻ, tin học vẫn được các em hiểu một cách trừu tượng, nhạt nhòa. Tới giờ tin học, cô giáo phụ trách sẽ dẫn vào phòng máy để dạy vẽ, thời gian còn lại những bạn đã thông thạo máy tính sẽ dạy những bạn khác chơi game (trò chơi). Tất cả chỉ có vậy.

Số người nghiện game ở VN đang gia tăng một cách đáng báo động. Phải chăng đó là do việc các em không được phổ cập và đang hiểu sai vai trò ứng dụng của công nghệ thông tin trong đời sống. Chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà bộ môn tin học đã mang lại. Tuy nhiên, nếu đã được xem như một môn học trong trường tiểu học thì thầy cô cần giúp các em hiểu rõ hơn vai trò của môn học này, tránh những nhận thức lệch lạc xuất hiện trong tư tưởng các em. Riêng cá nhân người viết nghĩ rằng nếu đã là môn học, hãy tập cho các em thói quen đánh máy thành thạo, đúng quy cách ở lứa tuổi tiểu học thay vì sự khéo tay với những hình vẽ trên máy tính và những trò chơi điện tử hấp dẫn nhưng nguy hại.

NGUYỄN VĂN HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar