13/12/2024 18:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng

Cuộc đời oai hùng ‘vì nhân dân quên mình’ của 9 vị tướng quân đội như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Văn Tiến Dũng… đang được kể trong trưng bày chuyên đề ‘Gan vàng dạ sắt’ tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 1.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - vị tướng duy nhất trong trưng bày còn sống - đến thăm trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày do Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2024). Trưng bày kéo dài đến 28-2-2025.

Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ khi nào?

Tại đây, người xem được ôn lại những dấu mốc lịch sử của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam trên chặng đường 80 năm hình thành và phát triển.

Cũng như nắm được những tên gọi khác nhau của Quân đội nhân dân Việt Nam, kể từ khi thành lập ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng với tên gọi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân cho đến khi chính thức mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1950.

Đó là các tên Việt Nam Giải phóng quân từ tháng 5-1945, Vệ quốc quân từ 11-1945, Quân đội quốc gia Việt Nam từ 22-5-1946, và tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ tháng 5-1950 tới nay.

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 2.

Đông đảo người thân, đồng đội của các vị tướng đi xem trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Trọng tâm của trưng bày là phần giới thiệu thân thế, sự nghiệp của 9 vị tướng tài năng, đức độ, có nhiều đóng góp cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967), Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002),

Thượng tướng Đinh Đức Thiện (1914 - 1987), Thượng tướng Song Hào (1917 - 2004), Trung tướng Vương Thừa Vũ (1910 - 1980), Trung tướng Vũ Xuân Chiêm (1923 - 2012), Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907 - 1967), Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương.

Từ tiểu sử cuộc đời những vị tướng, người xem thấy được lịch sử của đất nước trong một giai đoạn đặc biệt.

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 3.

Trưng bày về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những vị tướng coi quân đội là lẽ sống, là máu thịt

Đáng chú ý, trưng bày còn cho thấy những lát cắt về con người, phẩm cách đặc biệt của những vị tướng này qua lời kể của người thân trong gia đình và đồng đội.

Đó là một Trung tướng Vương Thừa Vũ đã nén nỗi đau vừa mất đi người con trai yêu quý ngoài mặt trận Quảng Trị năm 1972, mà viết thư tay cho mẹ đẻ của con dâu để động viên, an ủi và mong muốn bà và hai bên gia đình cùng bên con dâu để vượt qua mất mát.

Thượng tướng Đinh Đức Thiện thì cho cả bốn người con của mình vào quân đội bởi "nước ta nhỏ bé, có truyền thống làm lính giữa những người nông dân, nên mỗi công dân đều là một người lính".

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 4.

Quần áo và giày của Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ảnh: T.ĐIỂU

Còn Đại tướng Văn Tiến Dũng thì yêu cầu tất cả các con, kể cả các con gái đều phải trải qua thời kỳ nghĩa vụ quân sự, rèn luyện như những người chiến sĩ bình thường khác.

Con trai cả của ông đi nghĩa vụ khi anh mới 16 tuổi, rèn luyện mấy tháng được phép tranh thủ hai ngày về nhà. 

Nhưng rồi đại tướng nói với con trai: "Nếu con không rèn luyện như người chiến sĩ, không biết cuộc sống người chiến sĩ thì làm sao con có thể trở thành sĩ quan tốt được", khiến con trai ông vui vẻ quay về đơn vị.

Thiếu tướng Hồ Phương cho biết Đại tướng Văn Tiến Dũng luôn chỉ mặc một bộ đồ nâu, chân đi dép lốp như một người nông dân, chỉ khác là một khẩu súng kềnh kệnh dưới vạt áo.

Ông cũng lội bùn, đội nắng, đội mưa, cũng hành quân thâu đêm cùng đơn vị, luồn qua đồn bốt địch, có lúc phải bò lăn dưới bom đạn địch thoát hiểm...

Và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong mắt đồng chí của mình, nhà thơ Tố Hữu là một con người "sáng trong như ngọc". Trong mắt các con, ông là người coi "quân đội là sự nghiệp, là lẽ sống, là máu thịt, là niềm say mê và là tình yêu của ông".

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 5.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và con gái đầu Nguyễn Thanh Hà ở chiến khu Việt Bắc năm 1952

Vợ ông cũng là bộ đội, ba con gái ông đều vào bộ đội khi vừa tốt nghiệp lớp 10. Còn con trai ông thì ông luôn hướng con vào con đường bộ đội, sau này cũng trở thành một vị tướng (Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh). Cả cuộc đời ông đều dành cho bộ đội, phụng sự Tổ quốc, nhân dân.

Còn ấn tượng của ông Võ Hồng Nam về cha mình - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là lời dạy của cha "phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã ngã xuống cho Tổ quốc, giúp đỡ con cháu của họ, giúp đỡ đồng bào còn gặp nhiều khó khăn".

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 6.

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ thời trẻ

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 7.

Gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình năm 1960

Những lát cắt đời thường cảm động của các vị tướng - Ảnh 8.

Gia đình Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm năm 1980

Quân đội ta từ nhân dân mà ra

Thời điểm cuộc chiến ác liệt để thống nhất nước nhà, ông Phạm Sơn Dương xin phép ba mình vào Nam chiến đấu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar