03/10/2021 22:17 GMT+7

Những hình ảnh đầu tiên về hành tinh ban ngày nóng tới 430 độ C

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Các camera gắn trên tàu vũ trụ BepiColombo đã chụp lại các bức ảnh trắng đen về sao Thủy. Sao Thủy là hành tinh gần nhất với Mặt trời, có nhiệt độ tới 430 độ C vào ban ngày và âm 180 độ C vào ban đêm.

Những hình ảnh đầu tiên về hành tinh ban ngày nóng tới 430 độ C - Ảnh 1.

Ảnh chụp sao Thủy hôm 1-10 do Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố - Ảnh: AFP/ESA

Ngày 3-10, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết tàu vũ trụ chung BepiColombo của châu Âu và Nhật Bản đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên của sao Thủy. Đây là hành tinh gần nhất với Mặt trời.

Những hình ảnh trên được chụp sau gần 3 năm kể từ khi con tàu không người lái BepiColombo được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Ariane 5.

Các camera gắn trên tàu BepiColombo đã chụp lại các bức ảnh trắng đen. Tuy nhiên, khi con tàu BepiColombo đến vùng tối của sao Thủy, các điều kiện trở nên "không lý tưởng" cho việc chụp ảnh ở khoảng cách gần nhất với hành tinh này.

Khu vực được chụp trong ảnh là một phần bán cầu Bắc của sao Thủy, bao gồm các miệng núi lửa rộng và một khu vực ngập trong dung nham hàng tỉ năm trước.

"Thật kỳ diệu vì cuối cùng cũng nhìn thấy hành tinh mà chúng ta nhắm mục tiêu" - bà Elsa Montagnon, giám đốc bộ phận vận hành tàu BepiColombo, bình luận.

Những hình ảnh đầu tiên về hành tinh ban ngày nóng tới 430 độ C - Ảnh 2.

Ảnh chụp sao Thủy vào ngày 1-10 - Ảnh: AFP/ESA

ESA cho biết sứ mệnh BepiColombo sẽ nghiên cứu tất cả các khía cạnh của hành tinh bí ẩn này từ lõi đến các quá trình ở bề mặt, từ trường và ngoại quyển "để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của một hành tinh gần với ngôi sao mẹ của nó".

Nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy có sự chênh lệch lớn, nóng khoảng 430 độ C vào ban ngày trong khi ban đêm lại lạnh với nhiệt độ xuống tới -180 độ C. Một ngày trên sao Thủy bằng gần 3 tháng ở Trái đất.

Các sứ mệnh trước đây đã phát hiện bằng chứng về băng ở những chỗ lõm sâu nhất của các miệng núi lửa tại vùng cực của sao Thủy.

Tàu vũ trụ bắt đầu hành trình 9 tỉ km lên sao Thủy

TTO - Ngày 20-10, tàu vũ trụ BepiColombo đã được phóng đi để tìm hiểu sao Thủy - hành tinh nhỏ nhất Hệ mặt trời.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar