31/01/2025 07:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những doanh nhân toàn cầu

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động xuyên biên giới. Cùng đó, ngày càng nhiều 'tướng hải ngoại', đa số là người trẻ, đảm nhiệm vai trò doanh nhân ở nước ngoài.

Những doanh nhân toàn cầu - Ảnh 1.

Kệ hàng tại một điểm bán của Thiên Long ở Thái Lan - Ảnh: M.T.

Start-up KiotViet hay bút bi Thiên Long khá quen thuộc với nhiều người Việt. Nhưng nó đang dần trở nên quen thuộc ở nhiều quốc gia khác nữa nhờ những "doanh nhân toàn cầu".

Hành trình mở đường

Lại Quốc Minh sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại Trường đại học Ngoại thương TP.HCM, trong khi Võ Trần Tùng nhỏ hơn 1 tuổi, từng học ngành kinh tế và tài chính tại Đại học Kinh tế TP.HCM.

Cả hai từng làm việc tại các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh trước khi gia nhập Thiên Long năm 2015. Khi bắt đầu, họ đều là nhân viên phát triển thị trường. Đến nay cả hai đều phụ trách những bộ phận phát triển thị trường quốc tế.

Khởi đầu bằng việc phát triển thị trường Philippines, Võ Trần Tùng nhanh chóng nhận ra đây là một thị trường khó để chinh phục vì khác biệt về văn hóa, thói quen tiêu dùng và hệ thống phân phối. Nơi đây các sản phẩm văn phòng phẩm chủ yếu là thương hiệu từ Mỹ và Trung Quốc.

"Tôi từng trăn trở rất nhiều vì những nhận xét không tốt về thiết kế sản phẩm cùng lời từ chối từ khách hàng và nỗi nhớ nhà da diết", Tùng nhớ lại giai đoạn tưởng chừng không thể bám trụ.

Sau khi tìm hiểu thật kỹ người tiêu dùng Philippines ưa chuộng dòng bút đậy nắp vừa túi tiền thay vì bút bấm như ở Việt Nam, Thiên Long đã tung ra sản phẩm FO-GELB08, nhanh chóng trở thành mặt hàng bán chạy nhất.

"Chúng ta nên ưu tiên chọn công ty quy mô vừa phải nhưng có tinh thần hợp tác và cùng xây dựng nhãn hàng từ giai đoạn đầu", Tùng chia sẻ. Nhờ đem cách làm này ra áp dụng, mức tăng trưởng của Thiên Long tại Nepal năm 2023 đạt hơn 100% so với cùng kỳ.

Tương tự, Minh cũng gặp thách thức khi tái xây dựng hệ thống phân phối tại Lào, thị trường mà Thiên Long từng lập văn phòng đại diện và kinh doanh nhưng chưa đạt kỳ vọng. Khi đó với lợi thế biết tiếng Thái, Minh cùng đội ngũ xây dựng lại hệ thống phân phối, từ kênh sỉ, lẻ đến bán hàng lưu động.

Kết quả chỉ trong 1,5 năm, các sản phẩm mang thương hiệu FlexOffice của công ty chiếm lĩnh thị trường, đứng đầu về doanh số và độ phủ sóng. Nếu xét theo tiêu chí doanh thu trên đầu người, thị trường với khoảng 6 triệu dân đã vào tốp 3 thị trường nước ngoài hàng đầu của Thiên Long.

Sau thành công ở Lào, Minh tiếp tục dẫn dắt đội ngũ khai phá thị trường Indonesia vào đầu năm 2018.

Dân số khoảng 300 triệu người, không thể áp dụng mô hình chỉ làm việc với một nhà phân phối như các thị trường trước đây, Minh và đội ngũ, bao gồm các nhân viên Thiên Long tại bản địa, phải chia thị trường này thành từng khu vực, mỗi khu vực có nhà phân phối riêng.

Bằng nhiều nỗ lực và thích ứng không mệt mỏi, kết quả trong hai năm đầu tiên doanh số tăng gấp ba lần mỗi năm.

Những doanh nhân toàn cầu - Ảnh 2.

Minh (bìa phải) và Tùng (thứ hai từ phải sang) tại hội chợ quốc tế hằng năm và gặp khách hàng ở Dubai, UAE - Ảnh: M.T.

Đưa giải pháp quản lý doanh nghiệp ra thế giới

Ban đầu, đội ngũ KiotViet tập trung gia công phần mềm cho khách ở Mỹ, Úc, Singapore. Khi nhận thấy tiềm năng từ thị trường nội địa, năm 2014, KiotViet ra đời, tạo cơ hội thay đổi cách quản lý từ thủ công sang hiện đại và hiệu quả hơn cho hàng triệu hộ kinh doanh.

Đến nay, KiotViet trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực phần mềm dịch vụ (SaaS), phục vụ hơn 300.000 khách thuộc 20 ngành hàng khác nhau ở Việt Nam. Mỗi tháng, tổng trị giá hàng hóa giao dịch trên nền tảng KiotViet đạt khoảng 4 tỉ USD.

Với mô hình SaaS, KiotViet không bị giới hạn về địa lý. Ông Vũ Thế Tùng, giám đốc phát triển thị trường quốc tế, là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa KiotViet đạt mục tiêu trở thành giải pháp công nghệ quản lý doanh nghiệp phổ biến hàng đầu tại Đông Nam Á.

Năm 2023 KiotViet chính thức vươn ra thị trường nước ngoài. Ông Tùng và đội ngũ của mình đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng các thị trường mục tiêu, xây dựng mạng lưới phân phối và đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế.

Nhưng "nhập gia tùy tục", theo ông Tùng phải thích ứng. Như tại Myanmar và Bangladesh, nơi mỗi ngày chỉ có internet từ 3-4 tiếng, nguồn điện chỉ cấp 7-8 tiếng, KiotViet bổ sung tính năng giúp phần mềm hoạt động ngay khi không có internet.

Còn tại các thị trường đã phát triển trước Việt Nam, nhu cầu lại tập trung vào các tính năng tiên tiến như báo cáo thông minh và dự đoán xu hướng thị trường bằng AI.

Hơn một năm qua, đội ngũ KiotViet đã rút ra nhiều bài học từ chiến lược chọn thị trường mục tiêu và cách định vị sản phẩm: ưu tiên các thị trường có kiều bào Việt Nam sinh sống. Hiện Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia là ba thị trường nước ngoài đang có nhiều khách hàng nhất của KiotViet.

Những doanh nhân toàn cầu - Ảnh 3.

Một cửa hàng tại Mỹ sử dụng phần mềm KiotViet - Ảnh: K.V.

Mở mang bờ cõi cho hàng Việt

Ông Tùng chia sẻ câu chuyện một phụ nữ Việt ở Đài Loan trong lần về thăm quê, chị đã đến văn phòng KiotViet để được hỗ trợ cài đặt máy POS và mang về cửa hàng của mình ở Đài Loan để sử dụng. Điều này không chỉ khiến đội ngũ KiotViet tự hào mà còn thôi thúc mang công nghệ Việt hỗ trợ việc kinh doanh của kiều bào hiệu quả hơn.

Ông Tùng cho biết đội ngũ cũng đang tập trung mở rộng tại châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. "Chúng tôi muốn được biết đến như một nhà cung cấp giải pháp sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với từng đặc thù thị trường.

Điều này góp phần đưa tên tuổi Việt Nam lên bản đồ các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu", ông Tùng chia sẻ động lực phấn đấu trên chặng đường đầy thách thức ở hải ngoại.

Còn với Lại Quốc Minh, sau 10 năm "mang chuông đi đánh xứ người", bài học lớn nhất là nhận diện và quản lý rủi ro.

Những thị trường tiềm năng với kết quả ban đầu sáng sủa như Indonesia, có thể nhanh chóng gặp khó khăn sau biến cố không lường trước, như COVID-19. Trong khi đó, thị trường tưởng chừng đầy rủi ro vì bất ổn chính trị như Myanmar vẫn mang đến thành công ngoài mong đợi.

Trước đại dịch, trung bình mỗi năm Minh ở Việt Nam khoảng 30 ngày, còn lại ở nước ngoài. Đây là lúc Minh vừa làm việc, vừa hòa mình vào cuộc sống địa phương, học ngôn ngữ qua giao tiếp hằng ngày. Cứ thế tích lũy, Minh hiện giao tiếp thành thạo tiếng Thái, Lào, tiếng Bahasa Indonesia và tiếng Anh.

Sau đại dịch, Minh trở về Việt Nam và chuyển sang quản lý bao quát nhiều thị trường lớn như Đông Nam Á, Đông Á và châu Âu. Minh tự hào khi đã cùng đội ngũ đưa sản phẩm Thiên Long "Made in Vietnam" vươn xa, đã hiện diện tại 74 quốc gia và hướng tới mục tiêu 100 quốc gia trong 5-10 năm tới.

"Nhiều lần vào các quán ăn hay trường học ở các nước, chúng tôi thấy họ dùng bút Thiên Long để viết tên món ăn. Mừng vì được góp phần đưa thương hiệu Việt lan tỏa ở nhiều quốc gia", Minh chia sẻ.

Những doanh nhân toàn cầu - Ảnh 4.

Hành trình 'trẻ hóa' của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Vinamilk, Kido, PNJ... những thương hiệu lừng lẫy Việt Nam đang viết lại câu chuyện của mình bằng ngôn ngữ của giới trẻ. Không chỉ đổi mới bộ nhận diện thương hiệu, các "đại gia" này còn thay đổi toàn diện từ sản phẩm đến tiếp cận khách hàng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar