29/01/2020 10:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những điều bạn cần biết về virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Virus corona gây bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán (Trung Quốc) là gì? Nguy hiểm như thế nào? Bao nhiêu thông tin bạn đọc về loại virus này là thật?

Những điều bạn cần biết về virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán - Ảnh 1.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán ngày 25-1 - Ảnh: REUTERS

Cơ quan y tế tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 29-1 xác nhận có thêm 26 người chết liên quan tới virus chủng corona mới, nâng tổng số trường hợp tử vong vì dịch này lên 132.

Thương vong tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn lên việc kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc và các nước khác, trong bối cảnh virus đã lây lan nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bản tin của AFP sáng 29-1 cho biết số ca nhiễm virus corona đã chạm mốc 5.974 tính ở riêng Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa số lượng người bị nhiễm virus mới lần này đã vượt 5.327 ca của đại dịch Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002 và 2003.

Sau đây là những điều cần biết về đại dịch virus corona mới:

Virus gây bệnh ở Vũ Hán là gì?

"Virus Vũ Hán" được nhắc tới những ngày này là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ "coronavirus" như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này.

Chủng corona chính là chủng của các loại virus gây ra các bệnh đường hô hấp như dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012.

Hiện nay chưa rõ virus corona mới xuất hiện từ đâu, nhưng các loại coronavirus như vậy thường bắt nguồn từ động vật (vật chủ). Một số thông tin nói người nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán là những người mua sắm tại các chợ buôn ẩm ướt ở Vũ Hán.

Đã xuất hiện thông tin nói món súp dơi ở Vũ Hán là nguyên nhân phát bệnh. Nhưng tới nay, thông tin này không chính xác. Đó là một tin giả được dựng lên để lừa cộng đồng mạng.

Báo Tuổi Trẻ đã có bản tin dưới đây về món súp dơi.

Nhiều thuyết âm mưu nói phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán đã "làm lọt virus corona ra ngoài" đến nay vẫn chỉ là đồn đoán, chưa được kiểm chứng.

Triệu chứng của virus corona mới ở Vũ Hán là gì?

Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở. Báo Guardian cho biết trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn suy yếu nội tạng.

Do đây là viêm phổi do virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả.

Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi. Đến nay, đa phần người chết do virus corona mới đều cao tuổi và mang bệnh sẵn, sức khỏe kém.

Khả năng lây lan

Virus corona mới đang gây sợ hãi vì tốc độ lan truyền. Nhiều người lo ngại nó sẽ giống các đại dịch SARS và MERS trước đây. Năm 2002, SARS lây lan sang 37 quốc gia/vùng lãnh thổ, nhiễm 8.000 người và khiến 750 người chết. MERS trong khi đó ít lây từ người sang người nhưng có khả năng gây tử vong lớn hơn, giết chết 35% trong tổng số 2.500 người bị nhiễm.

Hiện nay Trung Quốc đã xác nhận virus corona mới, tức virus Vũ Hán, có khả năng truyền từ người sang người. Hôm 28-1, chuyên gia tại Viện Robert Koch ở Đức cho biết một người đàn ông dương tính với virus mới là trường hợp người lây sang người đầu tiên ở châu Âu.

Những điều bạn cần biết về virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán - Ảnh 2.

Hành khách mang khẩu trang tại sân bay Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Hiện nay virus đã lây sang 18 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ngoài Trung Quốc, 17 quốc gia/vùng lãnh thổ khác có người nhiễm virus corona mới bao gồm: Hong Kong, Macau, Úc, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam.

Nó nguy hiểm như thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28-1 đã nâng mức cảnh báo đối với virus corona mới từ "trung bình" thành mức "cao".

Đây là một vụ bê bối nhỏ của WHO giữa bối cảnh nỗi sợ dịch bệnh đang bao phủ toàn thế giới. Tổ chức này từng đánh giá dịch cúm heo ở mức "rất cao" vào năm 2009, nhưng kết quả thực tế dịch này không "cao" như vậy. Đến giai đoạn 2014 - 2016, WHO lại bị cho đánh giá sai mức độ nghiêm trọng của dịch Ebola.

Xét lý thuyết số lượng tử vong/ca bệnh ngày nay, tỉ lệ chết người của dịch corona mới vào khoảng 3%. Dù vậy dư luận vẫn rất hoang mang.

Đã có thuốc trị chưa?

Tính đến nay, ít nhất Trung Quốc và Việt Nam đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới này. Tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị loại virus mới.

Tân Hoa xã ngày 28-1 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.

Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay.

Những điều bạn cần biết về virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán - Ảnh 3.

Người dân ở thành phố thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đeo khẩu trang khi đến quảng trường Thiên An Môn - Ảnh: REUTERS

Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường, cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme.

Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV như Indinavir, Saquinavir, Lopinavir, Carfilzomib và ritonavir, cũng như hai loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp, thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán, bao gồm Hổ trượng (Polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.

Đại dịch có bùng phát ở Việt Nam hay không?

Virus corona chưa hoành hành ở Việt Nam, và số ca nhiễm tại Việt Nam hiện lẻ tẻ như một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác. Tuy vậy việc đề cao cảnh giác là rất cần thiết.

Nhiều nước tới nay đã tiến hành biện pháp khuyến cáo công dân, trong khi một số hãng hàng không ngưng bay tới Vũ Hán. Lấy ví dụ hãng Scoot của Singapore cho phép những người đặt vé trước về Vũ Hán có quyền thay đổi hành trình hoặc hoàn lại tiền vé. Những chuyến bay tới Vũ Hán được đổi thành Hàng Châu.

Bản thân chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa thành phố Vũ Hán, cách ly với phần còn lại. Vì vậy khó có chuyện một du khách Vũ Hán nào đi khỏi Vũ Hán tới vùng khác hay nước khác từ ngày 23-1.

Mặc dù vậy, do virus corona mới đã xuất hiện từ giữa tháng 12, nhiều nước vẫn lo ngại và có biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng đối với bất kỳ du khách Vũ Hán và Trung Quốc nào nói chung.

Tính tới nay, Mông Cổ và Triều Tiên là hai quốc gia đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, vùng Viễn Đông Nga cũng đóng cửa với Trung Quốc.

Thông tin 13/14 quốc gia đóng cửa biên giới trên bộ với Trung Quốc là không chính xác.

Số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc chính thức vượt số người bệnh SARS

TTO - Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm nay (29-1) xác nhận tổng số ca nhiễm virus corona mới gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ở đại lục đã lên tới 5.974 người, vượt qua tổng số người bệnh ở đại lục từng nhiễm SARS giai đoạn 2002-2003.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar