28/01/2020 11:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Người phụ nữ trẻ ăn dơi' không phải người Vũ Hán

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Hình ảnh về món súp dơi bị cho là nguyên nhân phát tán virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán không chỉ là tin giả. Nó còn diễn tả sự 'phân biệt chủng tộc' thông qua ẩm thực.

Người phụ nữ trẻ ăn dơi không phải người Vũ Hán - Ảnh 1.

Hình ảnh đoạn video lan truyền trên mạng về món súp dơi bị cho là nguyên nhân phát tán virus corona ở Vũ Hán - Ảnh: Douyin/77maggie77

Đó là nhận xét của tác giả James Palmer trên tạp chí Foreign Policy ngày 27-1, giữa lúc những đồn đoán về loại virus mới thuộc chủng corona ngày càng lan truyền giữa nỗi sợ hãi bao trùm toàn cầu.

Một trong những câu chuyện thu hút dư luận nhất trong đại dịch virus corona lần này là nguyên nhân, nơi xuất phát của những con virus chủng corona.

Trong số các nguyên nhân gây sốc nhất được tung lên mạng, bao gồm việc phòng thí nghiệm Vũ Hán "làm lọt virus ra ngoài", đặc biệt có một câu chuyện gây sốc khác là virus đã xuất hiện và lan truyền từ món súp dơi.

Sau khi một đoạn video về món súp dơi này được chia sẻ dữ dội trên mạng với nội dung được hiểu như sau: một phụ nữ trẻ Trung Quốc, cư dân ở Vũ Hán, cắn một con dơi còn nguyên vẹn trong chén súp của mình.

Các tờ báo, hãng tin như Daily Mail (Anh) và RT (Nga) cùng nhiều tờ lá cải khác đăng tải hình ảnh ấy. Thêm vào đó, các blogger như Paul Joseph Watson cũng không bỏ lỡ cơ hội "câu view". 

Mọi thứ được phơi bày rất nhanh. Đoạn video trên không phải được quay ở Vũ Hán, thậm chí không phải ở Trung Quốc. Thay vào đó, đoạn băng này xuất phát từ quốc đảo Thái Bình Dương Palau và người ăn súp dơi là Wang Mengyun, người dẫn truyện của một chương trình du lịch trực tuyến.

Theo Foreign Policy, tất cả những vấn đề về tin giả như trên mới chỉ phản ánh một mặt. Tại thời điểm nỗi sợ hãi về đại dịch virus tăng cao, video tại Palau trên đã nhanh chóng lan truyền ở Mỹ và châu Âu, làm mới một câu chuyện tiêu cực cũ về thói quen ăn uống bị cho là 'kinh tởm' của người nước ngoài, đặc biệt là châu Á.

Tạp chí này nhận xét rằng lâu nay ở phương Tây, hình ảnh người Trung Quốc và người châu Á nói chung ăn côn trùng hay rắn rết thường xuất hiện trên mạng xã hội, hoặc trong những câu chuyện "câu view lừa đảo".

Những định kiến này có thể kích thích nỗi sợ và phân biệt chủng tộc. Khi virus Vũ Hán lây lan, những người Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối tượng bị đổ cho việc ủ bệnh và lây nhiễm. Tại các nước như Malaysia và Indonesia, có thái độ phân biệt dành cho người gốc Hoa.

Về mặt ẩm thực, thái độ của người phương Tây dành cho người châu Á và Trung Quốc nói riêng có phần bất công, vì suy cho cùng đó cũng chỉ là những khác biệt văn hóa. Ví dụ, một phần người Đông Á sẽ không chịu nổi món thịt cừu của phương Tây.

Chuyên gia nói có 44.000 ca nhiễm virus corona ở Vũ Hán, kêu gọi 'biện pháp hà khắc'

TTO - Các chuyên gia dịch bệnh Hong Kong đang thúc giục chính quyền đặc khu này thực hiện các biện pháp hà khắc để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, nguyên nhân gây bệnh dịch viêm phổi cấp Vũ Hán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar