04/06/2025 10:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những con trăn Anaconda khổng lồ ở Amazon là thật hay giả?

Các video giả về trăn Anaconda khổng lồ liên tục xuất hiện trên mạng xã hội Mỹ, thu hút hàng trăm triệu lượt xem vì sức hấp dẫn từ các nội dung huyền bí và kỳ vĩ.

trăn - Ảnh 1.

Hàng chục con trăn Anaconda khổng lồ bơi lội giữa sông Amazon trong đoạn video giả - Ảnh: SNOPES

Trong tháng 5-2025, mạng xã hội Mỹ xôn xao trước đoạn video được cho là quay từ buồng lái trực thăng, ghi lại cảnh hàng chục con trăn Anaconda khổng lồ bơi lội trên sông Amazon.

Video nhanh chóng gây bão, thu hút hàng triệu lượt xem trên X, Facebook, Instagram và TikTok, kèm theo những bình luận phấn khích, thậm chí cho rằng đây là bằng chứng về sự tồn tại của loài rắn tiền sử Titanoboa.

Một bài đăng trên mạng xã hội X ngày 27-5 với dòng mô tả "Cảnh quay không tưởng từ trực thăng tại Amazon! Có thể đây là Titanoboa huyền thoại?" đã thu hút gần 9 triệu lượt xem, góp phần khuếch đại sức lan tỏa của nội dung này.

Tuy nhiên theo báo cáo của trang kiểm chứng thông tin Snopes ngày 3-6, không có bất kỳ hãng truyền thông chính thống nào đưa tin về đoạn video gây sốt nói trên.

Cảnh trăn khổng lồ bơi dưới sông do AI tạo dựng - Nguồn: INSTAGRAM

Snopes cho biết họ đã tiến hành rà soát các nền tảng tìm kiếm lớn như Google, Bing, DuckDuckGo và Yahoo, nhưng không tìm thấy nguồn tin uy tín nào xác nhận video là thật, và thông thường nếu thực sự có cảnh quay hiếm hoi như vậy, truyền thông quốc tế chắc chắn sẽ đưa tin.

Song song đó, các phân tích kỹ thuật cho thấy đoạn video nhiều khả năng là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Cụ thể, màn hình điều khiển trực thăng không hiển thị rõ ký hiệu hay thông số nào; một con trăn trong video có chuyển động phi lý khi xuyên qua một con khác mà không có va chạm vật lý; thậm chí có một con trong bầy có tận hai cái đầu - đây là các đặc điểm thường gặp trong sản phẩm hình ảnh được tạo dựng bằng AI.

Snopes cũng truy vết đoạn video và phát hiện nó xuất phát từ tài khoản Instagram có tên Jonathan Michaud, đăng ngày 11-5 với tiêu đề tương tự và đạt hơn 222 triệu lượt xem. Hiện tổ chức này đã liên hệ trực tiếp với chủ tài khoản qua nền tảng Etsy để xác minh thêm thông tin.

Trước đó một video tương tự về một con trăn khổng lồ cũng lan truyền mạnh trên TikTok, thu hút hơn 23 triệu lượt xem.

Các xác minh độc lập từ các tổ chức kiểm chứng uy tín như Hãng tin AFP và Snopes cho biết đoạn video nói trên không phải cảnh quay thực địa mà chỉ là sản phẩm của công nghệ AI.

Theo tạp chí National Geographic và bách khoa toàn thư Britannica, loài trăn Anaconda dài tối đa khoảng 6 - 9m, nặng đến 250kg. Tuy chúng có thể tấn công người, nhưng các vụ việc này rất hiếm.

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Tối 26-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Quân đội nhân dân Lào khẳng định thông tin "lực lượng vũ trang Campuchia và lực lượng Lào đấu súng" là không đúng sự thật.

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Bức ảnh được cho là 3 bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả.

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Công trình nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý trên mạng với các tính năng hiện đại, nhưng đây chỉ là sản phẩm do AI tạo ra.

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Mạng xã hội Mỹ rộ lên tin phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú và nguy hiểm hơn sinh con. Tuy nhiên, những tuyên bố này là sai lệch.

Phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Hà Nội xử phạt người bình luận xúc phạm lãnh đạo

Hà Nội vừa xử phạt 7,5 triệu đồng một người đăng tải bình luận sai sự thật, xúc phạm uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội.

Hà Nội xử phạt người bình luận xúc phạm lãnh đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar