12/02/2018 15:27 GMT+7

Những chú chó 'trị liệu'

TS.BS WYNN HUYNH TRAN (Mỹ)
TS.BS WYNN HUYNH TRAN (Mỹ)

TTO - Tại các bệnh viện Mỹ, nhất là bệnh viện tuyến trên hoặc chuyên về ung thư, tâm thần, nhà dưỡng lão, hình ảnh các chú chó vẫy đuôi, thậm chí leo lên giường bệnh, chạy dọc theo hành lang không phải là hiếm.

Những chú chó trị liệu - Ảnh 1.

Chó trị liệu rất giỏi trong việc "chăm sóc" các bệnh nhân - Ảnh: HUYNH TRAN

Dùng chó hoặc thú nuôi để trị có những kết quả khả quan tại Anh và nhiều nước trên thế giới.

Chữa bệnh, làm bạn

Dùng chó hoặc thú nuôi để trị liệu đã có từ những năm thế kỷ 18 khi William Tuke dùng thú nuôi trong trị liệu tâm thần có những kết quả khả quan tại Anh. Tuke cho rằng chữa trị bệnh tâm thần nên có những yếu tố nhân văn và dùng thú nuôi là một trong những cách đó.

Càng về sau này, các nghiên cứu lâm sàng dùng thú nuôi hay chó để chăm sóc người bệnh đã có những kết quả rất khả quan như giảm stress, tăng nụ cười cho người bệnh và gia đình, cuối cùng tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.

Các thú nuôi như mèo, chó, ngựa, thậm chí như cá heo đều có thể chuyển thành thú nuôi trị liệu. Tuy nhiên, chó thường được dùng nhất trong thú nuôi trị liệu vì tính thuần hóa cao, dễ dạy, thông minh, và đặc biệt là vì chó là người bạn cực kỳ trung thành với con người.

Năm 1976, Elaine Smith là một điều dưỡng, một trong những người đầu tiên ghi nhận cảm giác bệnh nhân thay đổi tốt khi họ tiếp xúc với chó của bà. Từ đó, Elaine lập ra chương trình đào tạo chó trị liệu để gửi đến bệnh viện và các trung tâm dưỡng lão, thậm chí nhà tù.

Cùng học hỏi "điều trị"

Để chó trở thành thú trị liệu trong y khoa, người chủ của chó và chó phải cùng nhau học hỏi thành một nhóm hiệu quả. Quá trình này có thể mất hàng tháng hoặc vài năm. Các yêu cầu cơ bản để chó có thể trở thành chó trị liệu:

1. Khả năng nghe lời

2. Hiền và bình tĩnh trong môi trường ồn ào

3. Có sức khỏe tốt, ít nhất 1 tuổi

4. Được đăng ký kiểm tra đầy đủ

5. Có người chủ theo cùng.

Tại Mỹ, tổ chức American Kennel Club, thành lập từ năm 1884, là một trong những tổ chức công nhận chó trị liệu thông qua các tổ chức thành viên. 

Có nhiều danh hiệu cho chó trị liệu như chó trị liệu sơ khởi (AKC Therapy Dog Novice) với 10 lần thăm bệnh cho đến chó trị liệu xuất sắc (AKC Therapy Dog Distinguished) với trên 400 lần thăm bệnh nhân thành công. 

Thường các bệnh viện sẽ yêu cầu AKC chó trị liệu trên 100 lần trở lên để bảo đảm chăm sóc tốt cho bệnh nhân.

Để trở thành chó trị liệu, chó và người chủ phải trải qua một kỳ thi nghiêm ngặt, đặc biệt là chú chó. Theo quy định của Therapy Dog International thì chó phải thi đậu 13 bước cơ bản như ngồi im, tương tác với trẻ em, nghe lời... trước khi được chứng nhận.

Tuy học cực khổ và làm việc khá vất vả, đa số chó trị liệu và chủ không lãnh lương đồng nào. Họ thường là các tình nguyện viên trong bệnh viện và thường cũng là bệnh nhân nên hiểu rõ nỗi sợ hãi, stress và cô đơn khi ở bệnh viện.

Năm Tuất, viết về chó trị liệu nhắc cho chúng ta về một bạn quý và trung thành bên cạnh chúng ta mỗi ngày. Người bạn này ngoài giữ nhà còn có thể chữa bệnh và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bạn trung thành này đôi khi vẫn chưa được đối xử tốt khi nạn bắt và trộm chó còn xảy ra thường xuyên.

Những chú chó trị liệu - Ảnh 2.

Chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retrievers - Ảnh: HUYNH TRAN

Chó trị liệu (therapy dog) khác với chó làm hướng dẫn (assisted or service dog) vì chó trị liệu được huấn luyện để tương tác nhiều bệnh nhân khác nhau, trong khi chó hướng dẫn thường chỉ phục vụ một người (chủ hoặc bệnh nhân) trong một khoảng thời gian dài.

Chó Phú Quốc có thể làm chó trị liệu

Có nhiều loại chó để có thể huấn luyện làm chó trị liệu, loại thông dùng nhất là Golden Retriever do loại này rất hiền. Golden Retriever là loại chó lớn, gốc từ Scotland, nặng khoảng 30kg, sống khoảng 10-12 năm. Trong các loại chó tại Việt Nam, chó Phú Quốc tuy nhỏ hơn Golden Retriever nhưng lại có những tính năng tương tự, có thể phù hợp để huấn luyện thành chó trị liệu tại Việt Nam.

TS.BS WYNN HUYNH TRAN (Mỹ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar