04/10/2020 14:26 GMT+7

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Triển lãm ảnh 'Hà Nội 1967-1975' đang thu hút rất đông người xem. Ông Thomas Billhardt - tác giả của những bức ảnh đặc biệt về Hà Nội một thời khó quên - nói ông đã chụp bằng tình yêu sâu nặng.

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 1.

Nhiếp ảnh gia Thomas Billhardt - Ảnh: NVCC

Khai mạc tối 3-10, triển lãm thu hút rất đông người xem, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tác giả của những bức ảnh ngồn ngộn hiện thực lại vừa trữ tình về Hà Nội những năm chiến tranh, bao cấp từ năm 1967 đến 1975 không có mặt dự khai mạc triển lãm vì COVID-19. Nhưng ông kết nối trực tuyến tới buổi họp báo ngay trước giờ khai mạc triển lãm.

Đã 83 tuổi và thời điểm đến Việt Nam cũng hơn nửa thế kỷ trước, nhưng ông Thomas vẫn còn nhớ như in chuyến đi tới Hà Nội lần đầu tiên năm 1967 và 5 chuyến đi sau đó cho tới năm 1975.

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 2.

Triển lãm Hà Nội 1967-1975 thu hút rất đông người xem trong và ngoài nước - Ảnh: T.ĐIỂU

"Lòng nhân ái, bao dung của người Việt trong thời đó rất lớn. Tình người chứa chan, sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là thứ bạn có thể dễ dàng bắt gặp", ông Thomas Billhardt chia sẻ trong buổi họp báo.

Thomas Billhardt tiếp tục trở lại Việt Nam trong các năm 1999, 2018, 2019 với một "sự kính trọng và tình yêu sâu nặng" với Việt Nam.

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 3.

Triển lãm thu hút đông bạn trẻ tham quan - Ảnh: T.ĐIỂU

Cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội được đến gần với cuộc chiến, đến gần với người Việt Nam trong một thời đoạn rất đặc biệt của lịch sử đất nước, Thomas thấy mình có trách nhiệm phải giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, bởi với một nhiếp ảnh gia thì "máy ảnh là công cụ để chống lại sự tối tăm, tồi tàn còn tồn tại trong xã hội".

Và ống kính của ông đã hướng tới những khổ đau, lầm lũi vì nghèo đói và chiến tranh cũng như lòng dũng cảm, sự lạc quan và sức sống kỳ diệu của người Việt khi đó, nhứng hình ảnh "rất lạ lẫm với thế giới".

Không chỉ chụp sự tàn khốc của chiến tranh, những bức ảnh của ông còn kể câu chuyện về con người. Ở đó luôn có những khuôn mặt phụ nữ, trẻ em bừng sáng lên giữa gian lao và đau thương.

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 4.

Trở lại Việt Nam năm 1999, ông Thomas Billhardt tìm được nhân vật của mình trong bức ảnh ông chụp bé Đoan Trang năm 1975

Tại triển lãm có trình chiếu một video ghi lại những tâm sự của ông Thomas Billhardt.

Trong đó ông nói ông đã "ghi lại với nỗi đau đớn, sự đồng cảm với những người dân Việt Nam, với những nạn nhân của cuộc chiến khủng khiếp".

Những năm gần đây, có cơ hội trở lại Việt Nam, ông đã được chứng kiến một Việt Nam mới, một đất nước tươi đẹp đầy sức sống.

Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, ông say sưa nói về một Hà Nội đổi mới kỳ diệu, một thành phố đầy sức sống khiến ông chỉ muốn được yêu quý và ôm ấp những đổi thay của thành phố này.

Nó rất khác với Hà Nội lần đầu tiên ông chạm mặt vào năm 1967, nhưng lại vẫn cứ là chính Hà Nội cũ đó.

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 5.

Cuốn sách ảnh Hà Nội 1967-1975 của Thomas Billhardt sẽ chính thức ra mắt bạn đọc trong tháng 10 - Ảnh: T.ĐIỂU

Đến Việt Nam cùng với một đoàn làm phim Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1967, điều đầu tiên ông thấy ở Việt Nam chính là sự tàn khốc của chiến tranh.

Trước mắt ông là những hố bom còn mới ở sân bay, cửa sổ những tòa nhà trong sân bay đều vỡ vụn. Hà Nội tối om.

Ông ở khách sạn Metropole nhưng ở đó "có nhiều chuột hơn cả khách". Bởi du khách nào mà muốn đến một thành phố đang có chiến tranh. Rồi những hồi còi báo động vang lên. 

Ông quyết định lao ra đường giữa tiếng còi báo động. Những bức ảnh về những hầm trú bom dày đặc trên đường phố, những gương mặt trẻ em thơ ngây thò khỏi hố hầm đã ra đời.

Những bức ảnh ông chụp ở Việt Nam đã thay đổi ông mãi mãi, để đưa ông trở thành nhà nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới với những bức ảnh đánh thức lương tri con người.

Thomas đã quay lại Hà Nội vào năm 1999 để cố công tìm kiếm những gương mặt Việt Nam đã theo ông ra khắp thế giới.

Với sự giúp đỡ của nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức và bạn bè Việt Nam, ông đã tìm thấy hai nhân vật của mình là bé Đoan Trang trong bức ảnh ngày nào, được chọn là ảnh bìa cho cuốn sách ảnh ra mắt lần này; và bà Hồng Ly vốn là nhân vật nữ có gương mặt xinh đẹp trong bức ảnh ông chụp năm 1975.

Cuộc tìm kiếm Việt Nam này đã được ông và đồng nghiệp ghi lại trong bộ phim tài liệu, sắp được trình chiếu trong khuôn khổ triển lãm Hà Nội 1967-1975.

Một số bức ảnh ấn tượng được trưng bày trong triển lãm Hà Nội 1967-1975:

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 6.

Hà Nội thời nhà cổ và tranh cổ động

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 7.

Trẻ em đi học vẽ ngoài trời, với mũ rơm và áo bông

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 8.

Cô gái trẻ Thomas Billhardt chụp năm 1975 ông đã tìm lại được vào năm 1999, tên Hồng Ly

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 9.

Xe đạp, mũ cối và huân huy chương trên ngực áo là hình ảnh rất đễ bắt gặp trên đường phố Hà Nội những năm 1970 nhưng ít người ghi lại

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 10.

Hà Nội một thời thương khó nhưng đầy tình yêu thương

Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng - Ảnh 11.

Những nụ cười luôn tỏa sáng giữa đói nghèo và chiến tranh - Ảnh: Thomas Billhardt

Triển lãm ảnh "Tình yêu trong chiến tranh"

Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013), Bảo tàng tỉnh Bình Phước đã phối hợp cùng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cùng 1 số đơn vị tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề “Tình yêu trong chiến tranh”.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar