TTCT - Từ Hoàng Hải tới Biển Đông, Trung Quốc đang liên tục đưa các tàu thăm dò, khảo sát tài nguyên của các nước ven bờ, gây ra không ít lo lắng. Giàn khoan cũ được tái sử dụng để nuôi thủy sản của Trung Quốc ở vùng PMZ Trung Quốc - Hàn Quốc. Ảnh: NewsweekTờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong hôm 27-6 tường thuật: "Các nhà khoa học Trung Quốc đã triển khai một nền tảng nghiên cứu trên phao ở Nam Hải (tức Biển Đông) có thể theo dõi cả những thay đổi của khí quyển và đại dương - ngay cả trong gió bão". SCMP cho biết giàn khoan này được neo ở độ sâu 3.500m dưới mặt nước, hệ thống được thiết kế để quan sát đồng bộ, nhiều lớp trải dài 10km trong khí quyển và 1km trong đại dương, theo Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc tại Thanh Đảo, đơn vị chủ trì dự án.Phao này có hệ thống năng lượng lai kết hợp năng lượng mặt trời, gió, nhiệt và sóng, có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của biển, kể cả khi tốc độ gió trên 60 m/giây và chiều cao sóng lên tới 20m. SCMP còn khoe rằng đây là "một giàn khoan tất cả trong một".Từ "nuôi cá" ở Hoàng HảiNhững năm gần đây, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu ngoài khơi không còn hoạt động và hai lồng thép hình bát giác khổng lồ xuống vùng biển giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, với lời giải thích các công trình này được sử dụng làm trang trại nuôi cá biển sâu ở vùng biển chung. Nhưng Hàn Quốc lo ngại các thiết bị này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, theo The New York Times 24-6.Ủy ban Đại dương và nghề cá của Hàn Quốc gọi đây là "mối đe dọa với an toàn hàng hải". Quốc hội Hàn Quốc cũng chính thức phản đối các công trình của Trung Quốc trong nghị quyết được thông qua với sự ủng hộ lưỡng đảng.Những quan ngại tiếp tục được phản ánh qua báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington. Báo cáo đề ngày 23-6 tựa đề "Các giàn khoan của Trung Quốc tại khu vực biện pháp tạm thời (PMZ) Hàn Quốc - Trung Quốc ở Hoàng Hải". Theo đó, Trung Quốc đã triển khai ba công trình hàng hải - một nhà giàn quản lý và hai lồng bè nuôi trồng thủy sản - bên trong PMZ mà không tham vấn trước với Chính phủ Hàn Quốc. Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy một công trình của Trung Quốc là giàn khoan dầu ngoài khơi được tái sử dụng, đóng vai trò trung tâm hoạt động cho các lồng bè xung quanh, cao sáu tầng, có khả năng mở rộng chức năng vượt ra ngoài hoạt động nuôi thủy sản.Hàn Quốc đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc di dời các công trình này khỏi PMZ, song không những bị bác bỏ, mà hơn nữa, Trung Quốc còn đơn phương tuyên bố cấm tàu bè đi lại trong PMZ, và đã triển khai ít nhất 13 phao bổ sung ở Hoàng Hải kể từ năm 2018. Trong khoảng thời gian 2022-2024, tàu Hàn Quốc đã nhiều lần tiếp cận các giàn khoan của Trung Quốc, và thường có sự hộ tống của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.Báo cáo đã dẫn nhận xét rằng mặc dù các thông tin có sẵn cho thấy các giàn khoan "ngay cả khi không mở rộng thêm, các nền tảng này vẫn có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị cho việc phát hiện và điều hướng dưới nước". Báo cáo cho rằng suy luận như vậy là có cơ sở, "xét thành tích biểu của Trung Quốc ở Biển Đông, mà ban đầu là các trạm khí tượng, sau đó phát triển thành các tiền đồn quân sự lớn".NYT cảnh báo căng thẳng leo thang xung quanh các giàn khoan của Trung Quốc ở Hoàng Hải (mà Hàn Quốc gọi là Biển Tây) có khả năng sẽ trở thành một trong những thách thức đầu tiên mà chính phủ của Tổng thống Lee Jae Myung, người vừa nhậm chức vào tháng này, phải đối mặt. Ông Lee đã nói sẽ cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và hứa củng cố liên minh với Washington. Ông cũng dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Gyeongju, Hàn Quốc, vào tháng 11 tới.Mối lo ngại này với Hàn Quốc, theo NYT, còn là: "Những năm gần đây, Hàn Quốc ngày càng lo ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc gần bán đảo Triều Tiên, gồm việc ngày càng có nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc bay gần không phận nước này. Hồi tháng 5, tàu sân bay mới và tiên tiến nhất của Trung Quốc, Phúc Kiến đã tiến hành tập trận máy bay phản lực chiến đấu ở Hoàng Hải và Trung Quốc tuyên bố vùng cấm tàu thuyền ở đó khi cuộc tập trận diễn ra".Tới Biển ĐôngCác hoạt động có nguy cơ làm thay đổi hiện trạng đó của Trung Quốc không chỉ diễn ra ở Hoàng Hải.Hoàn Cầu Thời báo tiếng Anh (Global Times) 3-7 loan tin "Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông". Bài báo minh họa bằng hình ảnh tư liệu cho thấy các tàu hải cảnh Trung Quốc đang di chuyển trong quá trình "huấn luyện thường kỳ ở Nam Hải khi thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi ở vùng biển Hoàng Nham (tức bãi cạn Scarborough)". Video do Bộ tư lệnh chiến trường miền nam của PLA công bố cho thấy các cuộc tuần tra có sự tham gia của khinh hạm Type 054A và tàu hộ tống Type 056A trên biển, máy bay chiến đấu J-16 và máy bay ném bom H-6K trên không.Theo Global Times, kể từ tháng 6, hải quân và không quân Trung Quốc đã liên tục tăng cường tuần tra trên vùng biển và vùng trời xung quanh bãi cạn Scarborough. Tờ báo dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Ding Duo nói kể từ khi Trung Quốc phân định và công bố đường cơ sở của vùng biển giáp Scarborough, các hoạt động của họ đã trở nên có mục tiêu và tinh vi hơn.Phản ứng của QuadTrong bối cảnh đó, hôm 1-7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã triệu tập cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Bộ tứ đối thoại an ninh (Quad), gồm Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, tại Washington. Tuyên bố chung của Quad cam kết đảm bảo một khu vực tự do và rộng mở, thúc đẩy sự thịnh vượng cho người dân các nước này và tất cả mọi người trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Quad cũng đang mở rộng hợp tác thực thi pháp luật hàng hải với khu vực, nhằm hạn chế hoạt động hàng hải bất hợp pháp, bao gồm cướp biển, buôn bán ma túy, xâm phạm an ninh biên giới và đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ngoại trưởng Rubio nêu rõ trong họp báo: "Không chỉ đơn thuần là vấn đề an ninh, phần lớn nội dung là về phát triển kinh tế... Một chủ đề mà cá nhân tôi rất tập trung vào là đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng toàn cầu". ■ "Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, mà không được phép của Việt Nam, đều vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chiều 3-7. Tags: Thái Bình DươngTrung QuốcHoàng HảiBiển ĐôngHàn Quốc
Bão số 3 Wipha bất ngờ ít di chuyển, đang mạnh lên CHÍ TUỆ 21/07/2025 Thông tin với Tuổi Trẻ Online lúc 23h20, bà Lê Ngọc Hân, bí thư Đảng ủy đặc khu Cô Tô (Quảng Ninh), cho biết toàn đặc khu Cô Tô đã bị mất điện.
Phó thủ tướng: Bão số 3 có thể tăng cường độ, đặc biệt trong điều kiện triều cường giống bão Yagi DOÃN HÒA 21/07/2025 Thông tin với Tuổi Trẻ Online lúc 21h30, lãnh đạo UBND đặc khu Bạch Long Vĩ cho biết bão số 3 đang đến gần đặc khu Bạch Long Vĩ, nơi đây hiện có gió cấp 7-8.
Hơn 20 nước kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Gaza, Israel bác bỏ vì 'thiếu thực tế' HÀ ĐÀO 21/07/2025 Hơn 20 quốc gia đã kêu gọi Israel chấm dứt chiến sự Gaza sau khi hàng trăm người Palestine thiệt mạng trong lúc tìm kiếm lương thực.
3 giờ nghẹt thở giải cứu cô gái bị thanh niên dùng dao khống chế trên taxi DANH TRỌNG 21/07/2025 Do mâu thuẫn cá nhân, Mai Đức Giang dùng dao khống chế, cắt tóc và gây thương tích cho một cô gái trên taxi.