01/08/2020 09:08 GMT+7

Những bệnh nền nào dễ khiến bệnh nhân COVID-19 gặp nguy hiểm?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Các thống kê ghi nhận bệnh lý nền là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm trọng và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Vậy những bệnh nhân nào cần phải lưu ý giữ gìn?

Những bệnh nền nào dễ khiến bệnh nhân COVID-19 gặp nguy hiểm? - Ảnh 1.

Người mắc bệnh nền dễ tổn thương hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2 so với người khỏe mạnh - Ảnh: HSL

Đối với nhiều bệnh truyền nhiễm, trẻ em là nhóm gặp nguy cơ nhiều nhất. Ví dụ như sốt rét, phần lớn ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi - chiếm 57% trên toàn cầu. 

Điều đó cũng đúng với đại dịch lớn nhất trong lịch sử: Trong dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, trẻ em và người lớn trẻ tuổi là nhóm gặp nguy hiểm nhất.

Riêng đối với bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2, mọi thứ dường như đảo ngược: Người già mới là nhóm dễ tử vong nếu nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận xét vấn đề không đơn giản theo kiểu lập luận "càng lớn tuổi, càng dễ chết" vì COVID-19. 

Các thống kê của nhiều quốc gia từ đầu dịch đến nay phát hiện đa số bệnh nhân tử vong đều mắc phải một hoặc nhiều bệnh nền, tương tự 2 bệnh nhân 428 và 437 của Việt Nam vừa qua đời trong ngày 31-3.

Người già vốn dễ mang bệnh nền hơn người trẻ, đó có thể là một phần lý do khiến họ gặp nguy cơ lớn.

Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thống kê một danh sách bệnh nền/thể trạng dễ khiến bệnh nhân COVID-19 trở nặng, áp dụng cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi. Danh sách dưới đây được cập nhật ngày 17-7:

Ung thư; 

Bệnh thận mãn tính; 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); 

Béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI 30 trở lên với người Mỹ, người châu Á có thể thấp hơn);

Các bệnh tim mạch nghiêm trọng như suy tim, bệnh liên quan đến động mạch vành hoặc cơ tim;

Bệnh hồng cầu hình liềm;

Tiểu đường tuýp 1 và 2;

Hen suyễn (trung bình đến nặng);

Bệnh mạch máu não (ảnh hưởng đến cung cấp máu cho não);

Bệnh xơ nang;

Bệnh cao huyết áp;

Hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, tủy sống, nhiễm HIV, hoặc sử dụng các loại thuốc khiến hệ miễn dịch yếu đi;

Các hội chứng thần kinh, ví dụ mất trí nhớ;

Bệnh về gan;

Đang mang thai;

Xơ phổi; hút thuốc lá;

Bệnh tan máu bẩm sinh.

Theo CDC, danh sách bệnh trên mang mục đích tham khảo cho các bác sĩ để họ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân COVID-19; đồng thời cảnh báo người bệnh có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

COVID-19 là bệnh mới, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về nó mỗi ngày, do đó dữ liệu sẽ còn thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh theo thời gian.

WHO nói về chủng virus của các ca mắc mới tại Đà Nẵng

TTO - Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chủng virus corona được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự virus lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7 và độc lực của virus không thay đổi.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar