12/07/2020 14:30 GMT+7

Biến chủng mới của virus corona đang lây lan mạnh hơn chủng virus ở Vũ Hán

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Các nhà khoa học đang theo dõi sát một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gọi là D614G. Vì lý do nào đó nó đang lây lan nhanh trên toàn cầu, vượt qua chủng D ban đầu ở Vũ Hán.

Biến chủng mới của virus corona đang lây lan mạnh hơn chủng virus ở Vũ Hán - Ảnh 1.

Virus corona dùng các gai protein (xanh đậm) để xâm nhập tế bào, bắt tế bào nhân bản RNA (màu vàng) của nó - Ảnh: LiveScience

Theo trang Live Science, biến chủng D614G (hay chủng G) của virus SARS-CoV-2 xuất hiện rải rác từ tháng 2-2020. Tuy nhiên, những tháng gần đây, các mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của nó ngày càng tăng trên khắp thế giới.

Hiện tượng này làm các nhà khoa học quan tâm. Họ chưa hiểu rõ chủng G với đột biến trên gai protein có làm nó dễ lây lan hơn so với chủng D vốn từng phổ biến ở Vũ Hán không, hay sự gia tăng nhanh chóng của nó chỉ là tình cờ.

Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cell đầu tháng này, một nhóm khoa học nhận định chủng G nổi lên sau quá trình chọn lọc tự nhiên, theo đó đột biến trên gai giúp virus dễ dàng xâm nhập tế bào hơn so với các chủng khác.

Một số thí nghiệm khác chưa công bố chính thức cũng tìm ra kết quả tương tự.

Trước ngày 1-3, hơn 90% mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 đều là chủng D. Nhưng từ đó về sau chủng G bắt đầu nổi lên, chiếm đến 67% trong tháng 3, rồi tăng lên 78% từ ngày 1-4 đến ngày 18-5. Đây là giai đoạn tâm dịch COVID-19 chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ.

Chủng G gây sự chú ý của giới khoa học vì chiếm lĩnh một số khu vực địa lý từng do chủng D thống trị, bà Bette Korber - nhà sinh học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (New Mexico, Mỹ), tác giả công trình đăng trên tạp chí Cell - cho biết.

Bà Korber và các đồng nghiệp thuộc ĐH Duke và Viện Miễn dịch học La Jolla (Mỹ) so sánh khả năng nhân bản của chủng G và D trong phòng thí nghiệm, kết quả là chủng G xâm nhập tế bào gấp 2,6 - 9,3 lần so với chủng D.

Tuy nhiên đây chưa phải kết luận cuối cùng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chủng G có thể nổi lên chỉ do tình cờ, ví dụ nó lọt vào một cộng đồng dân số có sự kết nối nhiều hơn, tạo ra nhiều sự kiện siêu lây nhiễm.

"Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây của virus, ví dụ khả năng rời cơ thể vật chủ, khả năng sống sót ở môi trường bên ngoài cho đến khi tìm được vật chủ mới...", nhà dịch tễ Nathan Grubaugh của Đại học Yale (Mỹ) nhận xét.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar