08/08/2023 06:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Như chưa hề có cuộc chia ly: Mồ côi tội lắm ai ơi!

'Anh em giờ còn nhiêu đây. Chết hết trọi rồi' - bà Sưa nấc nghẹn nói với bà Hoa - người em gái thất lạc. Họ có cuộc đoàn tụ sau 51 năm xa cách nhờ Như chưa hề có cuộc chia ly.

Ông Định và bà Hoa nghẹn ngào trong ngày gặp lại tại Như chưa hề có cuộc chia ly -  Ảnh: BTC

Ông Định và bà Hoa nghẹn ngào trong ngày gặp lại tại Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh: BTC

Tối 7-8, Như chưa hề có cuộc chia ly phát sóng với chủ đề "Nhà có 6 - 7 anh em…" lấy không ít nước mắt khán giả. 

Số phận của các anh em bà Hoa man mác buồn như lời bài hát: "Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo".

Nhà có 6 - 7 anh em, chẳng lẽ không ai đi tìm mình

Bà Hoa tên hiện tại là Nguyễn Thị Bông, đang sinh sống ở phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

10 năm nay bà thường xuyên xem Như chưa hề có cuộc chia ly,  vui mừng trước các cuộc đoàn tụ

Thế nhưng chưa bao giờ bà nghĩ đến chuyện mình sẽ lên chương trình để tìm lại anh chị em đã thất lạc 51 năm. 

Lý do, chỉ đơn giản là: "Nhà có 6 - 7 anh em chẳng lẽ không ai tìm mình", bà nói.

Thương mẹ, con gái út của bà đã gửi thư đến Như chưa hề có cuộc chia ly. Chương trình tìm đến nhà, từ đó những mảnh ghép ký ức buồn của cuộc đời bà được lắp ráp lại.

Trailer Như chưa hề có cuộc chia ly tập 167

51 năm trước, gia đình bà có 7 anh chị em sống trong vùng giao tranh chiến sự ác liệt ở tỉnh Quảng Nam. 

Cha mẹ chết, gia đình quá khó khăn nên bà - lúc đó là một cô bé khoảng 9, 10 tuổi và cậu em út Xuân mới đi lẫm chẫm được đem cho một mục sư đạo Tin Lành ở Đà Nẵng. Bà làm giúp việc cho gia đình ông. Còn em Xuân được đưa vào cô nhi viện.

Sau một trận bệnh nặng tưởng không qua khỏi, bà chuyển đến giúp việc ở nhà người khác. Bà đi thanh niên xung phong, lấy chồng, có ba cô con gái. Chồng có người khác, bỏ bà đi mấy chục năm trước, một mình bà nuôi các con lớn và giờ bà chăm các cháu.

Nhà có  bảy anh em mà cuộc đoàn tụ giờ chỉ còn ba người - Ảnh: BTC

Nhà có bảy anh em mà cuộc đoàn tụ giờ chỉ còn ba người - Ảnh: BTC

"Lúc làm giúp việc ở nhà ông mục sư, tôi có học lóm khi ông chủ dạy học cho các con. Vì vậy tôi chỉ biết đọc chứ không biết viết. Hồi đó nghèo khổ quá nên tôi không được đi học. Sau này tôi quyết tâm mình khổ mấy cũng cho con học đàng hoàng", bà kể thêm.

Xa cách gia đình hơn 50 năm, bà vẫn nhớ rành rọt tên bảy anh chị em: Sưa, Bình, Định, Hồng, Hoa, Nở, Xuân.

Trong ký ức, bà nhớ cảnh chạy theo mẹ lúc mẹ đi chợ. Ra cầu ri nóng quá, bà đứng khóc, mẹ quay lại dẫn bà đi chung. Bà nhớ căn nhà xưa đi ngang qua cái giếng, núi trọc, cầu ri, suối…

Nỗi buồn chiến tranh

Lần giở những manh mối, cuối cùng Như chưa hề có cuộc chia ly tìm ra quê bà Hoa ở Duy Xuyên, Quảng Nam - nơi chiến tranh diễn ra ác liệt nhất.

Ở quê bà trên núi Hòn Tàu có căn cứ Mỹ, trên núi trọc, tức Hòn Bằng có bốt Việt Nam cộng hòa. Để lập vành đai trắng, dân các thôn từ 4 đến 8 bị dồn ra thôn 1. Thôn 1, thôn 2 và thôn 3 là vùng Việt Nam cộng hòa kiểm soát. 

Các thôn 4, 5, 6, 7, 8 được coi là vùng cộng sản. Nhà bà Hoa từ thôn 4 bị dồn về ở thôn 1 tạm cư. Ngày ngày cha mẹ bà vẫn phải vượt suối trở về thôn 4 trồng trọt kiếm sống.

Bà Hoa đang ngồi xem các cháu học. Bà đã thất lạc gia đình 51 năm, nay mới tìm lại được các anh chị - Ảnh: BTC

Bà Hoa đang ngồi xem các cháu học. Bà đã thất lạc gia đình 51 năm, nay mới tìm lại được các anh chị - Ảnh: BTC

Màn hình Như chưa hề có cuộc chia ly  hệ thống lại danh sách thành viên gia đình bà Hoa. Những cái tên ấy lần lượt chuyển dần sang màu đỏ, có nghĩa cứ từng người trong gia đình lần lượt không còn.

Cha của bà trong một lần đi vào rẫy trồng củ từ bị Mỹ bắn chết. Bảy ngày sau mới lấy được xác.

Không lâu sau đó, mẹ bà cũng bị nước suối cuốn trôi khi đang cố trở về nhà. "Vào buổi sáng, nước suối còn thấp, bà vượt suối về khu đất cũ trồng trọt. Đến tối trở về thì nước dâng cao, bà ráng đi qua để về cho em Xuân bú. Bà bị dòng nước cuốn trôi", bà Hoa kể lại.

Ba anh em ngày gặp lại: Ông Định (trái), bà Hoa và bà Sưa - Ành: BTC

Ba anh em ngày gặp lại: Ông Định (trái), bà Hoa và bà Sưa - Ành: BTC

Cha mẹ chết. Bảy anh chị em như rắn không đầu. Họ làm thuê cấy mướn, sống đùm bọc nhau. Nhưng cuộc sống không dễ dàng, em Xuân lại còn nhỏ. Cuối cùng nghe theo lời gợi ý, năm 1972 bà và em Xuân đến ở nhà người khác.

Ông Định - anh của bà Hoa bị trúng mìn mất một chân, đôi mắt mù lòa, kể hoàn cảnh gia đình mình: "Em Hoa đi hai năm thì em Nở chết. Vì cực khổ quá và bị bệnh thận. Rồi tới em Bình đi lính chết năm 1974".

Bà Hoa giờ mới biết anh bà cũng đã đi tìm bà. Ông Định từng vừa đi ăn xin vừa đến Đà Nẵng để tìm lại hai em. 

Ông tìm được em Xuân và đưa về nhà vào năm 1973. Còn bà Hoa vì chuyển sang nhà khác nên ông không tìm được.

Em Xuân của bà sau khi tình nguyện đi bộ đội, về lấy vợ có con. 

Vợ ông Xuân nói: "Nhà ở gần lộ, cứ gần Tết, có xe con chạy qua, ông Xuân chỉ tay nói với mấy người con rằng cô Hoa mày về đó, cô Hoa mày về đó. Mà có ai biết cô mi ở đâu". Ông ôm nỗi hy vọng mong manh chị mình sẽ trở về cho đến lúc lâm bệnh rồi mất năm 2016.

Bà Hoa (ngồi thứ hai từ phải qua) gặp lại anh chị và các cháu - Ảnh: BTC

Bà Hoa (ngồi thứ hai từ phải qua) gặp lại anh chị và các cháu - Ảnh: BTC

Còn anh Quang, con trai bà Hồng - chị bà Hoa - kể: "Mỗi lần xem Như chưa hề có cuộc chia ly, mẹ tôi cầm bút ghi lại số điện thoại. Bà nói khi nào có tiền sẽ lên chương trình tìm dì". 

Giờ bà Hồng cũng vừa mất vì bệnh. Tờ giấy ghi số điện thoại chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm em, con bà thấy vẫn còn nằm lẫn trong đồ còn sót lại của mẹ.

Nhà có bảy anh em nhưng niềm vui sum họp giờ chỉ còn dành cho ba người.

Chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng hậu chiến vẫn còn nhiều câu chuyện kể mãi chưa thôi.

Những con số biết nói tháng 6

-154.663.273 đồng là số tiền được ủng hộ thông qua tài khoản thiện nguyện 2700 Ngân hàng Quân đội.

- 130 người tham gia ổ bánh mì nối thân thương Zalo Pay.

- 6 cuộc tìm ra.

- 1.019 đầu thông tin mới được xử lý.

- 103 hồ sơ tìm kiếm mới được lập.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Nước mắt thì mặn hơn cả muối cũng nên

"Sao chị bỏ em" - người đàn ông hơn 50 tuổi Cao Quốc Tựu khóc, nói dỗi khi gặp lại chị của mình. Họ đã chờ đợi đến 48 năm mới có cuộc đoàn tụ trong 'Như chưa hề có cuộc chia ly'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar