04/05/2025 07:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Như chưa hề có cuộc chia ly: Bỏ con bơ vơ ngoài đời thì mình chết sao nhắm mắt được?

Cuộc gặp gỡ của chị Thu với cha cùng anh chị của mình trong tập 188 Như chưa hề có cuộc chia ly ngập tràn trong nước mắt hạnh phúc. Cuộc đời của họ là góc nhìn đau đớn của cuộc chiến tranh. Khởi đầu từ cuộc tình dang dở.

Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh 1.

Ông Hồng bật khóc khi gặp lại con gái mà mình tìm kiếm bấy lâu tại Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh: BTC

Khán giả xem chương trình viết lại ý kiến trên fanpage Như chưa hề có cuộc chia ly: "Đúng là hoàn cảnh chiến tranh, bên này, bên kia. Vậy mới thấy hòa bình thật đẹp", "Năm nay chị 50 tuổi. Thật ý nghĩa khi chương trình kể câu chuyện của chị vào dịp này".

Cuộc đời Thu trong Như chưa hề có cuộc chia ly

Chị là Nguyễn Thị Thu, sống ở xã Nam Thái A, Kiên Giang. Chồng và con trai đầu đi biển đến vài tháng, chị hằng ngày đưa đón con trai nhỏ đi học và rong ruổi bán vé số khắp mọi nơi.

Chị sống với mẹ. Mẹ mất. Chị viết thư đến chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly nhờ tìm cha và anh chị. Chị nghẹn ngào nói: "Tui cầu Trời Phật cho tui biết bên nội với cầu cho ba còn sống".

Trailer tập 188 Như chưa hề có cuộc chia ly

Chuyện tình cha và mẹ chị đẹp và thật buồn với những câu hỏi cần giải đáp.

Năm 1969, ông Huỳnh Hồng, đi lính đóng quân tại Đà Nẵng. Bà Trần Thị Kim Sơn lúc đó mới 16, phụ mẹ xay bột, làm bánh bèo, bánh lọc đem ra chợ bán. Ông Hồng vừa gặp bà Sơn đã thích và ngỏ ý muốn lấy bà làm vợ. 

Khoảng 5 tháng sau, hai ông bà làm đám cưới ở Đà Nẵng, có người chú thay mặt nhà trai. Ông Hồng không cho bà Sơn biết về hoàn cảnh gia đình, chỉ bảo ba mẹ ông đã mất.

Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh 2.

Ông Hồng (giữa) theo dõi Như chưa hề có cuộc chia ly

Sự thật vỡ lỡ khi mẹ có bầu người anh. Mẹ về nhà nội, bị bà nội và cô gây khó dễ, bắt nạt. Đến năm 1974, mẹ và cha ly tán lúc chị còn trong bụng mẹ. Tại bến xe, ông Hồng dặn vợ: "Sau này sinh con gái, em hãy đặt tên con là Thu để kỷ niệm mùa thu của chúng mình nghe em".

Bà Sơn lúc đó 22 tuổi, ôm bụng bầu sắp sinh, tá túc về nhà ba mẹ.

Năm 1976, mẹ chị chờ hoài không thấy cha xuống thăm nên mới dẫn con trở về nội. 

Bà nội với người cô không cho vô nhà, cũng nhất định không cho biết ông Hồng ở đâu. Vậy là chuyến đi tưởng đoàn tụ gia đình sau một năm xa cách đã không thành. Từ đó biệt ly.

Sau này bà Sơn lấy chồng mới. Gia đình đi Minh Lương khai hoang, ở được chục năm rồi về lại quê ngoại ở quận 12, TP.HCM. Bà Sơn đi bán ve chai, cùng chồng sau nuôi Thu và 6 đứa con gái ra đời liên tiếp.

"Con hãy về với ba đi con"

Chị Thu trên sân khấu kể lại câu chuyện đời mình một cách chậm rãi, bình tĩnh. Nhưng nhà báo Thu Uyên nhận ra đôi tay chị đang run lên. Chị lý giải: "Tại tôi hồi hộp. Suy nghĩ không biết gặp người thân ăn nói sao" chị nói mà nước mắt chảy dài.

Nhà báo Thu Uyên chân tình khuyên: "Em đừng như mẹ. Sợ mình xấu mà không dám về. Như chưa hề có cuộc chia ly chỉ tìm được khi cả hai hướng về nhau. Em có biết trong ngần ấy năm, có những lúc em không nghĩ về ba nhưng ba và anh chị vẫn nghĩ về em không".

Như chưa hề có cuộc chia ly: Bỏ con bơ vơ ngoài đời thì mình chết sao nhắm mắt được? - Ảnh 4.

Chị Thu xúc động ôm cha mình sau nhiều năm gặp lại - Ảnh: BTC

Anh của chị Thu tên Tuấn sinh ở Đà Nẵng năm 1970. Sau đó anh và người em gái tên Đính được ông bà nội và cô Năm đón về quê Đức Phổ chơi, rồi ở luôn. Họ thiếu hơi ấm của mẹ từ nhỏ.

Để tìm mẹ và em Thu, anh Tuấn nghĩ đủ cách. Trong quán ăn của gia đình anh có treo ảnh to và khá mờ của mẹ còn sót lại. Mục đích đơn giản là có ai vào ăn nhìn hình thấy giống ai thì chỉ cho. Thậm chí anh còn đi tìm theo nhà ngoại cảm nhưng thất bại. "Tôi chưa hết hy vọng đâu", anh nói.

Điều oái oăm, chị Thu có 10 năm sống ở TP.HCM, trong đó có hai năm theo mẹ chữa bệnh. Chị Đính, người con gái thứ hai sống ở TP.HCM gần 40 năm rồi.

Chị Đính nghẹn ngào: "Cô Năm thương ba, mê tín mà đuổi mẹ đi. Mẹ hận nên không về. Mẹ hận người ta sao mẹ không về tìm hai con? Nhiều khi tôi mơ là mình đang may thì mẹ đứng trước cửa. Tôi ra chợ thấy ai ăn xin nghĩ đến mẹ có vất vả không".

Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh 4.

Ông Hồng và vợ sau. Bà cũng là người thường xuyên hối thúc ông đi tìm lại vợ và con - Ảnh: BTC

Ông Hồng không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ. Ông xin giấy đi đường để đi tìm vợ con vào năm 1978. Ông đi Đà Nẵng, nơi nhà cũ của cha vợ, đến Minh Lương, Rạch Giá, đến cả khu gia binh Phan Thanh Giản, Hóc Môn để hỏi nhưng không thành công.

"Chú quyết tìm cho được nó. Các cháu cố gắng giúp cho chú, để tìm đứa con gái rơi trước khi chú mất. Nó ở mấy chục năm mình không chăm sóc, bỏ nó bơ vơ ngoài đời thì mình chết làm sao nhắm mắt được", ông nhắn gửi.

Số phận buồn trong chiến tranh

Việc cô Năm đối xử tệ bạc với bà Sơn có lý do riêng mà các con, thậm chí vợ ông cũng không hiểu được vì sao. Trong chương trình ông Hồng lý giải cho thấy chiến tranh gây ra nhiều đau khổ. Những thanh niên lớn lên trong bom đạn, có số phận nghiệt ngã, không phải do họ tạo nên mà do thời cuộc.

Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh 5.

Đại gia đình ông Hồng trong Như chưa hề có cuộc chia ly

Trong chiến tranh mảnh đất Đức Phổ, Quảng Ngãi khốc liệt, ban ngày ở đây thì quốc gia, nhưng mà đêm là cách mạng. Người dân sống khó khăn.

Trong thời chiến, người thanh niên sống phải trốn quân dịch, có nhiều lúc đi ra đường mà gặp đứa nhỏ nó nạt, phải làm thinh. 

Điều đẩy vợ ông và chị chồng xa dần chính là bà Sơn có bác làm tướng Tư lệnh quân đoàn Việt Nam Cộng hòa; còn chị Năm thì thiên Cộng sản.

Chị Năm nghĩ là má thằng Tuấn là cháu của ông tướng, tìm chồng, thì lý lịch của em mình sẽ bị ảnh hưởng. Cho nên chị mới thốt ra câu nói: "Mày đi đi, chứ mày về đây là thằng Hồng tao nó chết chứ nó hổng sống được".

"Nếu má thằng Tuấn mà nghĩ rộng ra một chút thì không đến nỗi nào, nhưng mà tôi không trách. Tôi trách cái số phận của tôi quá nghiệt ngã, mới sinh ở cảnh vậy", ông nói.

Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh 6.

Báo cáo thu chi tháng 4-2025 Như chưa hề có cuộc chia ly

Tháng 4-2025

9 cuộc tìm ra.

616 đầu thông tin mới được xử lý.

73 hồ sơ tìm kiếm mới được lập.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Đến nhà dì chơi rồi đi lạc... 56 năm

56 năm bà Dung thất lạc, mong ước lớn nhất cuối đời bà là được gặp lại người thân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar