03/11/2024 06:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Như chưa hề có cuộc chia ly: Ba không còn thì còn mẹ đây, mẹ không bỏ con

'Giờ mẹ nói con nghe nè. Ba không còn thì còn mẹ đây. Mẹ không bỏ con. Mẹ vẫn thương con. Cho nên con tìm được gia đình như vậy mừng lắm vì có cha mẹ hai bên. Đừng khóc nữa'- bà Hoạch dỗ dành chị Kim trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Có phước gặp được gia đình tốt - Ảnh 1.

Cuộc gặp mặt hai chị em sau 48 năm xa cách - Ảnh: BTC

Người mẹ đã 85 tuổi nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn với con gái 54 tuổi. Cách nói chuyện ấy có lẽ giống như cách bà dỗ dành cô bé mới 6 tuổi đi lạc của 48 năm về trước.

Xem tập 182 Như chưa hề có cuộc chia ly khiến khán giả cảm thấy cuộc đời ý nghĩa bởi xung quanh vẫn còn có những tấm lòng tốt bụng chở che những mảnh đời lạc lõng. 

Những ý kiến viết lại: "Tình người cưu mang, anh chị em yêu thương đẹp biết bao. Và thật hạnh phúc khi được gặp lại gia đình ruột thịt. Thế là có tới hai gia đình yêu thương gắn kết";

"Chương trình lấy của mình nhiều nước mắt nhất nhưng làm trái tim ấm áp", "em Kim thật có phước gặp được gia đình tốt quá. Xin cảm ơn ông bà mẹ nuôi đã cưu mang".

"Con tôi nuôi chờ ai tìm tôi trả"

Nhân vật chính trong tập 182 Như chưa hề có cuộc chia ly là chị Trần Ngọc Kim, hiện đang sống tại quận Bình Tân, TP.HCM.

Cách đây hai năm, ba rồi sau đó chồng mất, chị Kim gần như gục ngã. Hai cô con gái thương mẹ, quyết định gửi thư lên chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly nhờ tìm kiếm gia đình thất lạc của mẹ.

Trailer Như chưa hề có cuộc chia ly 182: Con tôi nuôi chờ ai tìm tôi trả

Bắt đầu từ câu chuyện của cô bé mới 6 tuổi đầu đã lạc gia đình trên hành trình đến thăm chị vào năm 1976, cuộc đời chị Kim được lần giở. Trong 60 phút, khán giả xem chương trình vỡ òa cảm xúc từ đau đớn buồn bã đến yêu thương, ngọt ngào.

Chị Kim khi ấy mới 6 tuổi quyết định tự mình bắt xe đi thăm chị. "Tôi lên xe rồi ngủ. Xe chạy tới đâu cũng không biết. Lúc xuống xe, tôi lạc luôn", chị kể về hành trình đã làm thay đổi cả cuộc đời mình.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Có phước gặp được gia đình tốt - Ảnh 2.

Người chị cúi đầu cảm ơn gia đình đã cưu mang em mình trong Như chưa hề có cuộc chia ly tập 182

Với suy nghĩ non nớt của cô bé 6 tuổi, chị cứ một đường thẳng mà đi. Đi mãi đi hoài rồi chị gặp một người phụ nữ lớn tuổi. Bà thấy thương, đem vào nhà tắm rửa, cho cơm ăn. Kim ở với bà được gần tháng thì bà bảo Kim tiếp tục đi tìm ba mẹ.

Sau đó thật may mắn Kim gặp ông Trần Văn Trì, ông dẫn Kim về nhà. Vợ chồng ông nhận làm con nuôi. Đến năm Kim 23 tuổi, gia đình gả chồng cho chị.

Tình cảm bố mẹ nuôi và các anh chị em dành cho Kim không hề có sự phân biệt. Xóm làng, thậm chí cả con chị không hề biết chị chỉ là con nuôi.

Cảm nhận được tình cảm ngọt ngào ấy, nhà báo Thu Uyên nói: "Thật là vô cùng cao đẹp".

Bà Phan Thị Hoạch - mẹ nuôi chị Kim - nhớ lại ngày chồng dẫn Kim về nhà, bà kể: "Ông ấy nói là bà ơi, con không cha không mẹ, không anh không em, tôi thương quá. Tôi nhịn ăn nhịn uống để nuôi con nhưng mà bây giờ tôi đem về nhà để nuôi nó. Sau này nếu mà ai có tìm về thì mình cho lại. Nói mà nước mắt bác trai rớt. Bà cũng cảm động lắm".

Cúi đầu cảm ơn người nuôi dưỡng

48 năm trôi qua, chị Kim vẫn còn nhớ tên các anh chị em ruột trong gia đình.

Chị kể: "Chị thứ ba tên Quỳnh, chị thứ tư tên Mai, chị năm thì tên Oanh, anh thứ sáu tên Lộc, tui là thứ bảy, còn thằng em út tên Ngân".

Như chưa hề có cuộc chia ly: Có phước gặp được gia đình tốt - Ảnh 3.

Người chị (trái) đang kể chuyện về mẹ

Thậm chí chị còn nhớ các chị lớn có gia đình. Có chị đi kinh tế mới. Trên trán ba có vết bớt, lúc chị đi lạc thì ông đã mất. Bà ngoại bán trầu. Còn mẹ không biết làm cái gì mà cứ đi đi về về.

Sau hành trình tìm kiếm, chương trình đã tìm được gia đình cho chị Kim.

Trong cuộc đoàn tụ, chị ba bước đến bên bà Hoạch, nắm tay và cúi đầu cảm ơn: "Bác đã nuôi em từ nhỏ đến lớn, giờ nó được nên người cũng cảm ơn bác".

Anh Lộc - anh trai của Kim, người sống gần gũi với mẹ nhất kể rằng mẹ đã mất năm 2005. Bà gần chết còn nhắc hoài tên Kim, mong được một lần thấy con.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Có phước gặp được gia đình tốt - Ảnh 4.

Bức ảnh kỷ niệm của gia đình chị Kim

Anh nhớ lại: "Nhỏ này đi lạc, thằng em út bị sốt xuất huyết chết. Má tôi làm công ty vệ sinh đi làm xong tới 2 - 3h ra tắm rửa rồi lang thang Sài Gòn, Chợ Lớn đi kiếm con.

Hồi đó không có thông tin đại chúng như bây giờ. Kiếm con hết ngày này đến ngày khác. Lơ lơ lửng lửng như người mất hồn".

Một điều khá thú vị là gia đình anh Lộc di chuyển đến sống ở nhiều nơi nhưng tờ giấy khai sinh của em gái vẫn được giữ nguyên.

Chị được ba nuôi đặt tên Trần Ngọc Kim. Nhưng trong giấy khai sinh chị là Võ Thị Kim, sinh ngày 8-8-1970 tại hương lộ 15, có ba là Võ Văn Trâu và mẹ Trần Thị Tư.

Những người cha anh hùng

Cha nuôi chị Kim là ông Trần Văn Trì tham gia hoạt động cách mạng từ năm đầu đất nước bị chia cắt ở đất thép Củ Chi.

Sau thống nhất đất nước năm 1975, ông là trưởng Ban Hậu cần Tiểu đoàn 75. Lúc bấy giờ ông đã 42 tuổi còn độc thân.

Qua mai mối ông lập gia đình với bà Hoạch đang làm bí thư xã cách kho vũ khí của ông hai chục cây số. Lúc đó chồng bà Hoạch đã mất, cô con gái riêng tên Muội 14 tuổi.

Chị Muội nói về cha mình: "Ba thương người lắm. Ba mà thấy ai khổ là ba giúp dữ lắm. Tôi là con ghẻ của ba thôi mà ba cũng thương lắm. Ngày Kim đi lấy chồng, ông đã khóc vì thương Kim đi xa gia đình, bơ vơ khi sống ở nhà chồng".

Còn cha ruột của Kim tên Võ Văn Trâu cũng đi làm cách mạng. Năm 1973 ông bị bắt và bị đánh dập phổi. Ông xin vào làm việc ở sở vệ sinh. Tháng 2-1975 biết mình không qua khỏi, một đêm ông lén đốt giấy tờ để tránh liên lụy tới vợ con.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Ba không còn thì còn mẹ đây, mẹ không bỏ con - Ảnh 6.

Bảng thu chi của Như chưa hề có cuộc chia ly

Tháng 10-2024

10 cuộc tìm ra.

669 đầu thông tin mới được xử lý.

153 hồ sơ tìm kiếm mới được lập.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Nỗi đau khi cha ghi mẹ: vô danh và mẹ ghi cha: vô danh

Hai cuộc đoàn tụ trong tập 181 Như chưa hề có cuộc chia ly, thay vì những cái ôm chặt, những tiếng khóc thì khuôn mặt của nhiều người lại lộ rõ sự ngập ngừng, bối rối khi nhận anh nhận em.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar