19/09/2024 16:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhu cầu tài chính xanh là bức tường khổng lồ, nhưng nguồn vốn rót ra như cánh cửa mới hé

Các chuyên gia quốc tế và các tổ chức tài chính đánh giá Việt Nam cần đến hàng trăm tỉ USD nguồn tài chính xanh, tài chính khí hậu để chuyển đổi xanh nhưng thực tế nguồn vốn giải ngân rất thấp.

Nhu cầu tài chính xanh là bức tường khổng lồ nhưng nguồn vốn rót ra như cánh cửa mới hé - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp dệt may đang chuyển đổi xanh khi tăng dùng điện từ năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm áo quần từ vật liệu tái chế... - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại Diễn đàn Kinh tế xanh 2024 với chủ đề "Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero" do tạp chí Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 19-9, ông Darryl J. Dong, đại diện cấp cao phụ trách văn phòng TP.HCM của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), cho rằng Việt Nam buộc phải tăng đầu tư tài chính vào chống biến đổi khí hậu.

Ông Darryl J. Dong cho rằng theo ước tính của World Bank, Việt Nam cần 368 tỉ USD vào năm 2040 để tài trợ cho cơ sở hạ tầng, công nghệ mới và các chương trình xã hội cho quá trình chuyển đổi xanh.

Còn trong vòng 10 năm tới, Việt Nam cần huy động hàng trăm tỉ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu, song nguồn vốn tư nhân sẽ khó đáp ứng được nhu cầu này.

Ông Darryl J. Dong chỉ ra thực tế hiện nhu cầu vốn và tài chính xanh rất lớn đối với Việt Nam và các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hiện khả năng tiếp cận vốn trong lĩnh vực tài chính khí hậu còn hạn chế, nguồn tín dụng xanh của các ngân hàng nội địa mới chỉ chiếm tỉ trọng 4,5%, trong khi lẽ ra ngân hàng phải là nơi cấp vốn chủ lực.

Do đó, ông Darryl J. Dong ví von một sự thật đáng buồn là nhu cầu nguồn tài chính xanh, tài chính khí hậu như một bức tường khổng lồ, song cánh cửa cho tài chính khí hậu ở Việt Nam chỉ mới hé mở một chút.

Để mở cánh cửa tài chính này, chuyên gia của IFC cho rằng quy định pháp lý rất quan trọng, thị trường tài chính khí hậu sẽ không thể phát triển nếu các quy định còn mơ hồ, do đó cần xây dựng một khung pháp lý khí hậu tốt để kéo các nhà đầu tư đến, tài trợ vốn.

Bên cạnh đó, ông Darryl J. Dong cũng cho rằng cần thực thi giải pháp "tài chính hỗn hợp", tức kết hợp của vốn ưu đãi và thương mại, từ đó kỳ vọng giảm tổng chi phí giao dịch, giúp cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của dự án. Đồng thời, Việt Nam phải thúc đẩy các dự án có khả năng tiếp cận được với các ngân hàng nhiều hơn…

Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Việt, phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhiều thách thức về rào cản ở thị trường trường quốc tế, doanh nghiệp cần hành động và việc thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị) để hướng tới thực hiện tăng trưởng xanh. 

Theo ông Việt, ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu nhận thức và hiểu biết về thực hành ESG. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư lớn cũng là rào cản đối với các doanh nghiệp. 

Do đó, ông Việt cho rằng các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực, quản trị cũng như liên kết với các doanh nghiệp FDI để đáp ứng các chuẩn mực và vượt qua rào cản mới trong thương mại quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời và ban hành hướng dẫn thực hiện các chiến lược chính sách chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện khung chính sách về giảm phát thải carbon như thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh. Nhà nước cần thiết kế và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh.

Tài chính xanh: Bước hợp tác mới giữa Việt Nam và Luxembourg

Ngày 4-5, với sự chứng kiến của hai thủ tướng, Bộ Tài chính Việt Nam và Luxembourg đã ký Thỏa thuận Đối tác chiến lược tài chính xanh, mở ra trụ cột hợp tác mới giữa hai nước sau 50 năm thiết lập quan hệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền

Chi phí tuân thủ tăng, hóa đơn đầu vào không rõ ràng, nguy cơ sớm thành doanh nghiệp khiến hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm lo lắng trước quy định dùng hóa đơn điện tử từ 1-6.

Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền

Tổng tấn công hàng gian, giả, hàng độc hại: Thông điệp mạnh, chặn kiểu làm ăn gian dối

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, buôn bán gian dối. Việc này được hy vọng là "liều thuốc" đủ mạnh để cải thiện và trả lại môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp chân chính.

Tổng tấn công hàng gian, giả, hàng độc hại: Thông điệp mạnh, chặn kiểu làm ăn gian dối

Kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết đã yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu. Ông cảnh báo vi phạm nghiêm trọng quy trình sản xuất sầu riêng sẽ bị xử lý hình sự.

Kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 14,7 triệu người tham gia góp ý sửa Hiến pháp 2013 qua VNeID; Lộ diện thêm quỹ ngoại nắm hàng chục triệu cổ phiếu ACB; Phạt một công ty chứng khoán vì không giữ tài liệu liên quan trái phiếu Hưng Thịnh...

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar