25/05/2025 05:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

iPhone - Ảnh 1.

Một mẫu iPhone của Apple - Ảnh: REUTERS

Trong lần tranh cử đầu tiên vào năm 2016, ông Donald Trump hứa với cử tri ông sẽ bắt "Apple bắt đầu sản xuất máy tính và các thứ chết tiệt của họ ở đất nước này thay vì các quốc gia khác".

Mức thuế 25% lơ lửng

Gần một thập niên sau, khi là tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, ông Trump lại một lần nữa áp lực lên Apple, ra tối hậu thư cho ông lớn công nghệ này: bắt đầu sản xuất iPhone tại Mỹ, hoặc trả thuế ít nhất 25% đối với mỗi chiếc smartphone nhập khẩu vào Mỹ được sản xuất tại nước ngoài.

Ngày 23-5, ông Trump đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với iPhone sản xuất ở nước ngoài và được nhập khẩu vào Mỹ. Cho rằng "nếu không, sẽ không công bằng", Tổng thống Mỹ nói ông cũng sẽ áp mức thuế này lên sản phẩm của các hãng điện thoại khác, bao gồm cả ông lớn Samsung của Hàn Quốc.

Ông Trump cho biết việc đánh thuế sẽ bắt đầu vào cuối tháng 6 tới. Theo Đài NDTV, đại diện của Apple và Samsung hiện vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về các đe dọa thuế quan trên của ông chủ Nhà Trắng.

Đe dọa áp thuế "chỉ mặt đặt tên" trên của ông Trump có thể khiến Apple và nhiều hãng công nghệ lớn khác lo ngại. 

Trước đó, các hãng sản xuất điện thoại phần nào thở phào vì smartphone, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác hiện đang được miễn khỏi danh sách hàng hóa phải chịu thuế đối ứng mà ông Trump có kế hoạch áp đặt lên hầu hết mọi đối tác thương mại của Mỹ.

Bên cạnh mức thuế 25% lơ lửng, những công ty này sắp tới cũng sẽ phải đối mặt với mức thuế áp dụng trên toàn ngành đối với chất bán dẫn mà chính quyền ông Trump đang xem xét. Theo đó, mức thuế này có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của nhiều loại thiết bị.

Theo báo New York Times, ước tính 80% iPhone vẫn được sản xuất tại Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, CEO Apple Tim Cook khiến ông Trump phật ý hơn khi nói rằng "quả táo khuyết" đã lên kế hoạch chuyển phần lớn hoạt động sản xuất iPhone ở Trung Quốc sang các cơ sở ở Ấn Độ, nhằm tránh thuế quan Washington đánh lên Trung Quốc.

"Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ đến Ấn Độ để xây dựng các nhà máy. Tôi đã nói, đến Ấn Độ thì được, nhưng ông sẽ không thể bán vào (Mỹ) nếu không có thuế quan", ông Trump nêu quan điểm.

Sản xuất iPhone ở Mỹ khó khả thi

Kế hoạch mang iPhone trở về sản xuất tại Mỹ của ông Trump được Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick mô tả dễ hình dung hơn. 

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước với Đài CBS, ông Lutnick cho biết công việc của "hàng triệu triệu con người vặn những chiếc ốc vít nhỏ để tạo ra iPhone" sẽ được mang đến Mỹ và được tự động hóa, tạo việc làm cho những người lao động thương mại lành nghề như thợ cơ khí và thợ điện.

Dự phòng các tác động thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do ông Trump khởi xướng, Apple trong thời gian qua đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang nhiều nước châu Á khác, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

Với chuỗi cung ứng đã được thiết lập ổn định, việc chuyển sản xuất iPhone và các thiết bị về ngược lại Mỹ sẽ là một công việc cần nỗ lực lớn và tốn kém đối với ông lớn có trụ sở tại California.

Đơn cử như hoạt động lắp ráp iPhone, việc để nhân công Mỹ "vặn ốc" cho thiết bị này sẽ khiến Apple hao tốn đáng kể chi phí cho nhân lực.

Theo phân tích của báo Economic Times, công nhân nhà máy tại Ấn Độ kiếm được khoảng 230 USD mỗi tháng (gần 6 triệu đồng). Trong khi đó, mức lương tối thiểu và chi phí sinh hoạt ở California khiến con số này cao hơn rất nhiều, rơi vào khoảng 2.900 USD/tháng (hơn 75 triệu đồng). Do đó chi phí cho nhân công ở Mỹ đã tăng gấp 13 lần.

Việc lắp ráp một chiếc iPhone tại Ấn Độ mất khoảng 30 USD (gần 800.000 đồng). Nhưng nếu công việc tương tự được thực hiện ở Mỹ, chi phí sẽ tăng vọt lên khoảng 390 USD (hơn 10,1 triệu đồng). Đây mới chỉ là tính riêng chi phí lắp ráp, chưa bao gồm giá linh kiện hoặc các hoạt động hậu cần.

Nếu tính mức thuế nhập khẩu 25% mà ông Trump đề xuất áp lên iPhone lắp ráp tại Ấn Độ, chi phí lắp ráp 30 USD sẽ tăng 25%, tương đương 7,5 USD. Điều này có nghĩa là chi phí lắp ráp cho mỗi chiếc iPhone sẽ chạm mức 37,5 USD (khoảng 970.000 đồng) đã tính cả thuế.

Như vậy, ngay cả với mức tăng sau thuế này, chi phí lắp ráp một chiếc iPhone tại Ấn Độ vẫn thấp hơn nhiều so với mức khoảng 390 USD mà Apple phải bỏ ra cho việc sản xuất tại Mỹ. Nói cách khác, ngay cả khi bị áp thuế, lắp ráp tại Ấn Độ vẫn rẻ hơn khoảng 10 lần so với lắp ráp tại Mỹ.

Theo nhận định của ông Wayne Lam - một nhà phân tích của TechInsights, Apple có thể sản xuất iPhone tại Mỹ nhưng điều này tốn kém và khó khăn, đồng thời sẽ buộc công ty phải tăng giá iPhone lên gấp đôi, với giá từ 2.000 USD trở lên cho mỗi chiếc.

Ông Lam cho biết Apple sẽ phải mua máy móc mới và dựa vào công nghệ tự động hóa nhiều hơn mức họ sử dụng ở Trung Quốc, vì dân số Mỹ ít hơn Trung Quốc rất nhiều.

"Trong ngắn hạn, điều đó không khả thi về mặt kinh tế", chuyên gia này bình luận với New York Times.

450 USD

Theo báo cáo từ Sáng kiến Nghiên cứu thương mại toàn cầu (GTRI), giá trị của mỗi chiếc iPhone 1.000 USD được tạo nên từ nhiều quốc gia. Nhờ sở hữu thương hiệu, thiết kế và phần mềm, Apple chiếm phần đóng góp lớn nhất với khoảng 450 USD.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Robot thông minh, trí tuệ nhân tạo đang âm thầm thay con người trong vận hành khách sạn?

Trong một hội thảo diễn ra tại Đà Nẵng sáng 24-5, đại diện ngành du lịch và các doanh nghiệp cho biết xu thế đầu tư cho trí tuệ nhân tạo đang diễn ra rất nhanh.

Robot thông minh, trí tuệ nhân tạo đang âm thầm thay con người trong vận hành khách sạn?

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

OpenAI bắt tay 'phù thủy', hứa hẹn đưa người dùng 'vượt ra khỏi màn hình điện thoại'

OpenAI mua lại công ty khởi nghiệp IO của 'phù thủy thiết kế' Jony Ive, người đã thiết kế iPhone cho Hãng Apple, nhằm mở ra kỷ nguyên mới cho phần cứng trí tuệ nhân tạo (AI).

OpenAI bắt tay 'phù thủy', hứa hẹn đưa người dùng 'vượt ra khỏi màn hình điện thoại'

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã vượt qua các phương thức thanh toán khác để trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar