14/10/2021 11:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhóm giáo sư Trung Quốc muốn giao tên lửa cho trí tuệ nhân tạo điều khiển

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Theo các nhà khoa học về tên lửa của quân đội Trung Quốc, độ chính xác của tên lửa siêu vượt âm được cải thiện gấp 10 lần nếu quyền điều khiển được chuyển từ bàn tay con người sang trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhóm giáo sư Trung Quốc muốn giao tên lửa cho trí tuệ nhân tạo điều khiển - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc - Ảnh: THX

Trong bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí "Hệ thống kỹ thuật và điện tử" mới đây, nhóm giáo sư Xian Yong và Li Bangjie đề xuất sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết thuật toán điều khiển tên lửa đang bay với vận tốc siêu vượt âm.

Theo hai giáo sư thuộc Đại học Kỹ thuật tên lửa Trung Quốc, điều này đồng nghĩa từ lúc con người nhấn nút phóng, họ hoàn toàn trao quyền điều khiển vũ khí cho một cỗ máy nhưng đổi lại độ chính xác sẽ được cải thiện vượt trội.

Tên lửa thông thường có phần mềm định vị được cài đặt và hiệu chỉnh ngay tại nơi sản xuất. Việc một tên lửa siêu vượt âm có đánh trúng mục tiêu sau khi bay hàng trăm hoặc hàng ngàn kilômet còn phụ thuộc vào đường bay và các thao tác phức tạp trong khi bay.

Ở vận tốc cao, các bộ phận trên tên lửa sẽ ma sát với không khí làm tăng nhiệt độ, từ đó làm giảm tín hiệu radar, thậm chí khiến nó bị "mù và điếc" vì không nhận được hướng dẫn từ hệ thống định vị toàn cầu.

Với loại tên lửa tầm bay xa, để cải thiện độ chính xác, người ta thường trang bị thêm các cảm biến quán tính tích hợp như gia tốc kế thạch anh hoặc con quay hồi chuyển laser. 

Tuy nhiên, quá trình vận chuyển, lắp ráp và bảo trì có thể tác động tới những cảm biến này. Khi đó phải hiệu chỉnh lại một lần nữa, nhưng càng hiệu chỉnh thì càng khác bản cài đặt gốc.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu giao cho AI viết phần mềm, những cỗ máy trí tuệ nhân tạo này có thể giải quyết các thách thức ở mỗi loại tên lửa khác nhau, bao gồm cả việc điều khiển hướng bay của đầu đạn đang lướt đi với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh hoặc hơn thế.

Nếu sử dụng AI, sai lệch của tên lửa so với mục tiêu sẽ được giảm xuống chỉ còn 10m, nhờ vào việc AI bắt đầu hoạt động ngay sau khi con người ấn nút phóng.

AI sẽ dùng hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc kết hợp với các thông tin trên phần cứng của tên lửa để tính toán và tạo ra thuật toán định vị trong vài chục giây, trước khi tên lửa bước vào giai đoạn siêu vượt âm.

Trong nghiên cứu của nhóm ông Xian và ông Li, vi xử lý được sử dụng thuộc dòng Intel Xeon CPU. Bộ vi xử lý được sử dụng trong chương trình vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn nhưng theo các nhà nghiên cứu quân sự, tốc độ của chúng đang ngày càng cải thiện.

Ngoài tên lửa, các nhà khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng AI cũng có thể được ứng dụng trên các chuyến bay siêu vượt âm, cải thiện hiệu suất động cơ và thông tin liên lạc. 

Nhiều nước ở châu Á thêm nhiều tên lửa mạnh và xa hơn khi Mỹ - Trung căng thẳng hơn Nhiều nước ở châu Á thêm nhiều tên lửa mạnh và xa hơn khi Mỹ - Trung căng thẳng hơn

TTO - Bài viết của Reuters cho rằng trước khi kết thúc thập niên này, châu Á sẽ "bùng nổ" với các tên lửa thông thường có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn, tinh vi hơn bao giờ hết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar