23/10/2018 11:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhớ phở Đà Lạt

CAO HUY CHƯƠNG
CAO HUY CHƯƠNG

TTO - Năm 1951, khi tôi mới lên bảy, ở vùng quê ven phá Tam Giang của tôi xảy ra một trận chiến ác liệt. Ba mẹ chỉ có mình tôi là con trai, sợ bom rơi đạn lạc nên đưa tôi lên Huế. Ở Huế, tôi may mắn được chú thím nuôi và cho ăn học.

Nhớ phở Đà Lạt - Ảnh 1.

Một gánh xưa - Ảnh tư liệu

Thời ấy, tôi được gặp một người đàn ông dáng khắc khổ, trên vai gánh nặng, đằng trước là một thùng nhôm lớn bốc hơi, dưới thùng là một bếp lửa củi khói nghi ngút. Đằng sau là cái tủ nhỏ có ngăn đựng gia vị, ngăn đựng chén bát, đặc biệt là hai cái vá trong đó có một cái hơi sâu và có nhiều lỗ tròn. Hai cái vá cùng với ống đựng đũa muỗng được treo trên một bàn gỗ nhỏ để dành sửa soạn cho một tô phở khi có khách hàng gọi.

Người bán phở không rong ruổi như các gánh hàng khác, chỉ lui tới trên một con đường, đi chừng vài chục mét thì dừng lại quạt bếp lò rồi cất tiếng rao lớn: "Phở!", tiếp theo là những tiếng cốc cốc từ cặp song lang. Những gánh phở như thế thường ít bán vào buổi sáng, chỉ vào xế chiều cho đến tối mịt. 

Những đêm đông lạnh ngồi học bài khuya, tôi nghe tiếng cốc cốc ở ngoài đường, thấy thật buồn. Tại sao phải đi bán phở khuya như thế? Có lẽ khách hàng quen thuộc của họ là những người thợ ở các xưởng làm khuya và những người hay đi chơi đêm như xem hát, xem xinê..., tôi đoán vậy.

Lớn lên, xa Huế, tôi lên Đà Lạt làm một ông giáo. Có được chút tiền rủng rỉnh, buổi sáng tôi đi ăn phở và uống cà phê. Đà Lạt hồi đó có hai quán phở nổi tiếng: quán Đắc Tín (sau rạp Hòa Bình) và quán Ngọc Lan (trước rạp Ngọc Lan). Hai quán ấy khác nhau về cả phong cách lẫn hương vị.

Đắc Tín là nhà hàng có cửa kính và bàn ghế rất sang trọng, người phục vụ rất lịch sự. Tô phở bưng lên nóng hổi với những lát thịt mỏng dính cùng với một khay đựng đủ đồ gia vị. Khách hàng ăn rất từ tốn, không ồn ào, phần lớn là khách du lịch từ xa đến. Thỉnh thoảng tôi cũng cùng vài người bạn đến đây. 

Còn Ngọc Lan là một quán phở lộ thiên, đúng hơn là có che mái tạm. Quán nằm gần bến xe đò liên tỉnh, khách ở đây rất bình dân, xì xụp rất thực tình. Khách hàng ngồi quanh nồi phở cho ấm, người phục vụ cứ liền tay múc ra và bưng tới những tô phở với các miếng thịt dày và thô, cắn vào là ngập răng. Tôi thường đến với quán Ngọc Lan hơn. Ăn phở ở đây không thể quên đĩa rau quế và đĩa giá trụng.

Xa Đà Lạt, thực tình tôi không thấy phở ở đâu ngon hơn! Tôi có chừng một năm sống ở Sài Gòn, nơi đây thiếu gì tiệm phở, nhưng tôi không quen với vị ngọt của nước phở. Chiều Sài Gòn, nếu đến các tiệm phở thì khỏi ăn phở, chỉ cần một đĩa xí quách với vài chai La De, uống vào thì chuyện trò rôm rả, đôi khi chêm vài chuyện tiếu lâm. Có câu chuyện sau đây tôi không bao giờ quên:

Một cặp đôi vào quán phở. Chàng ân cần:

- Em dùng gì?

- Anh gọi cho em tái nạm.

- Cho một tái nạm, một ngầu pín.

- Ngầu pín là gì thế anh? Em cũng ngầu pín nữa cơ.

- Vậy thì cho hai ngầu pín nhé.

Cũng có người nhắc đến câu đối: "Thôi, nạc mỡ làm gì, em nghĩ chín rồi, đừng nói với em câu tái giá". Câu xuất như vậy đâu phải "dị", thế nên câu ứng đối ắt hẳn phải rất "nan"...

Rồi tôi cũng trở về Huế, quê hương của bún bò, cơm hến, còn nói chi đến phở nữa. Một đôi lần ra Hà Nội và Nam Định, những người thân quen đưa tôi đến những tiệm phở danh tiếng, nhưng dù ăn phở ở đâu, tôi cũng nhớ về Đà Lạt với tô phở nóng giữa không khí mát lạnh, nhớ nơi lần đầu tôi biết thưởng thức phở cùng tuổi trẻ đầy sức sống.

Nhớ phở Đà Lạt - Ảnh 2.

Nhằm tôn vinh và quảng bá món ăn "quốc hồn quốc túy" của người Việt, cũng như mong muốn nhận được những ý tưởng góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa Ngày của phở , báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi Ký ức về phở .

Mời bạn viết về kỷ niệm với một quán phở cụ thể, một lần ăn phở đặc biệt, một kỷ niệm gắn liền với món phở; hoặc ấn tượng về một nhân vật có thật, gắn bó/có ảnh hưởng với món ăn truyền thống này.

Bài viết tối đa 1.000 chữ. Vui lòng gửi về: [email protected].

Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 12-11-2018. Các giải thưởng sẽ được công bố vào chương trình Ngày của phở 2018, dự kiến diễn ra ngày 12-12.

TTO - Nhằm tôn vinh và quảng bá món ăn "quốc hồn quốc túy" của người Việt, cũng như mong muốn nhận được những ý tưởng góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa Ngày của phở, báo Tuổi Trẻ phát động hai cuộc thi viết về phở.

CAO HUY CHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Cầu có kiến trúc vòm thép đầu tiên tại Quảng Ngãi bắt qua sông Trà Khúc sẽ hoàn thành trong tháng 6. Đây được xem là biểu tượng kiến trúc mới ở phía tây thành phố Quảng Ngãi.

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Chuyến bay rung lắc mạnh vì nhiễu động, đồ ăn đổ khắp khoang

Hành khách trên chuyến bay Vietnam Airlines từ TP.HCM - Hà Nội trải qua khoảnh khắc hoảng loạn khi máy bay bất ngờ rung lắc dữ dội. Đồ ăn, nước uống, ly tách bị hất tung khỏi khay, rơi đầy sàn cabin, tiếp viên phải ngồi khom người trong lối đi.

Chuyến bay rung lắc mạnh vì nhiễu động, đồ ăn đổ khắp khoang

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Thành phố Quy Nhơn lộng lẫy nhìn từ trên cao, là nơi đi đâu ta cũng muốn quay về

TP Quy Nhơn, trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Bình Định, hiện ra thật hiện đại, lộng lẫy xen với chút lãng mạn dưới góc chụp từ flycam của tay máy Nguyễn Phan Dũng Nhân.

Thành phố Quy Nhơn lộng lẫy nhìn từ trên cao, là nơi đi đâu ta cũng muốn quay về

Đà Nẵng cho phép khai thác thể thao mặt nước, có mô tô nước ở nhiều bãi biển và sông Hàn

Để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, khai thác tiềm năng hoạt động vui chơi giải trí mặt nước ven sông Hàn và dọc biển, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành các phương án khai thác cụ thể.

Đà Nẵng cho phép khai thác thể thao mặt nước, có mô tô nước ở nhiều bãi biển và sông Hàn

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được đề xuất các mô hình đặc biệt để phát triển

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông kiến nghị những chính sách quan trọng để phát triển và có vai trò quan trọng với tỉnh Lâm Đồng mới.

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được đề xuất các mô hình đặc biệt để phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar